Chủ đề được đề cập
Ắt hẳn trong quá trình tìm hiểu thông tin du học Canada, bạn đã đôi lần bắt gặp cụm từ “chương trình co-op” đâu đó nhưng vẫn chưa hiểu hết về chương trình này. Vậy chương trình Co-op là gì? Điểm khác biệt giữa các hệ đào tạo phổ thông và hệ đào tạo có chương trình Co-op ra sao? Cùng IDP tìm hiểu nhé!
Nếu bạn đã từng thắc mắc co-op viết tắt của từ gì? Thì các trường đại học tại Canada đều có chương trình thực tập Co-op (Co-operative Education) – cho phép sinh viên kết hợp giữa lý thuyết ở lớp học và kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp liên kết với trường ngay trong thời gian học.
Chương trình Co-op Canada được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn
Vì Co-op là chương trình thực tập giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn cần phải nộp đơn ứng tuyển và tham gia phỏng vấn xin việc trước khi được nhận vào làm việc chính thức.
Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ cạnh tranh giữa các hồ sơ sẽ rất cao và ứng viên đều có khả năng bị trượt phỏng vấn khi làm không tốt. Nhờ vậy mà các sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này sẽ bỏ túi được bí quyết phỏng vấn chuyên nghiệp cũng như tự tin hơn khi làm việc trong tương lai. Khi được nhận vào làm việc, bạn sẽ có người hướng dẫn (mentor), giúp đỡ và đánh giá công việc, đồng thời cũng giúp bạn vạch ra lộ trình nghề nghiệp sau này.
Hầu hết các trường tại Canada đều cung cấp lựa chọn thực tập co-op trong chương trình giảng dạy. Ứng tuyển vào chương trình này thường không dễ vì ứng viên phải vượt qua các vòng phỏng vấn và phải có thành tích học tập tốt. Thế nhưng, chương trình co-op vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên khi mang lại những ưu điểm như:
Các sinh viên Canada tham gia chương trình Co-op
Một lợi thế cho sinh viên là bạn có thể áp dụng những điều đã học tại nơi bạn thực tập. Ví dụ: nếu bạn đang tham gia chương trình co-op về lập trình phần mềm máy tính, bạn có thể được bố trí làm việc tại một công ty phát triển phần mềm - một cơ hội hoàn hảo để sinh viên phát hiện và trau dồi kỹ năng.
Chỉ cần tham gia nhiều học kỳ làm việc, bạn có thể tích lũy được tối đa hai năm kinh nghiệm làm việc. Ví dụ, Đại học Waterloo - nơi có chương trình co-op đầu tiên ở Canada và cũng là chương trình co-op lớn nhất trên thế giới - cho phép sinh viên tích lũy 24 tháng làm việc tại Canada.
Trong thời gian làm việc tại một công ty, bạn sẽ có cơ hội tạo dựng các mối quan hệ quan trọng cho sự nghiệp. Với mối quan hệ với mọi người ở nhiều lĩnh vực, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được những vị trí còn thiếu trong các tập đoàn, công ty quốc tế hoặc chỉ đơn giản là cập nhật mọi tin tức mới nhất trong thị trường việc làm tại Canada.
Những khó khăn tại nơi thực tập là cơ hội để bạn rèn luyện bản thân và tìm ra giải pháp, qua đó bạn sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng mềm để thành công trong tương lai.
Đặc biệt, những thành tích và kinh nghiệm học hỏi từ nơi thực tập sẽ giúp bạn “đánh bóng” CV của mình và thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng tiềm năng.
Khi tham gia vào chương trình Co-op, tiền lương sẽ được tính trên 1 giờ làm với đơn vị tính là tiền Canada (CAD). Thông thường, bạn sẽ phải làm việc khoảng 5 ngày/tuần với mức lương dao động khoảng từ $15 - $25 CAD cho mỗi giờ.
Một số chương trình nghiên cứu sẽ yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm làm việc, đây được xem như là một phần của chương trình giảng dạy. Bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc hợp tác hoặc đăng ký tham gia chương trình co-op nếu bạn đáp ứng các điều kiện sau:
Giấy phép lao động (Work Permit) và giấy phép du học (Study Permit) còn hiệu lực
Thư xác nhận yêu cầu thực tập từ trường và xác nhận chịu trách nghiệm đào tạo từ phía công ty.
Học kỳ Co-op không được vượt quá 50% tổng thời lượng chương trình học
Ngoài các yêu cầu trên, sinh viên cũng cần phải tự tìm hiểu những yêu cầu riêng của trường mà bạn đang theo học để có thể tham gia chương trình Co-op
Chương trình Co-op sẽ không áp dụng cho các khóa học sau:
Bạn tham gia khóa học tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp như một ngôn ngữ thứ hai (ESL / FSL)
Bạn tham gia các khóa học dự bị.
Nếu bạn không đủ điều kiện để xin giấy phép tham gia chương trình co-op tại Canada (co-op work permit), nhưng bạn muốn làm việc ở Canada, bạn cần phải xin giấy phép làm việc (work permit).
Dưới đây là các bước đăng ký chương trình Co-op mà bạn không nên bỏ qua:
Bước 1 (tại Việt Nam): Bạn cần đăng ký một chuyên ngành mà bạn đam mê và có chương trình Co-op ở một trường Đại học/ Cao đẳng tại Canada
Bước 2 (tại Canada): Khi hải quan đã cấp cho bạn Study Permit và giấy chứng nhận của trường, các bạn sinh viên có 2 cách để nộp đơn tham gia Co-op như sau:
Bạn cần có các bản sao mọi loại giấy tờ cần thiết và thẻ tín dụng còn trong hạn mức thanh toán và vào trang web để xem hướng dẫn và nộp trực tiếp.
Đường dẫn trang web:
https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/study-canada/work/intern.htm
Bước 1: Lấy đơn đăng ký
Bước 2: Điền đơn và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết
Bước 3: Gửi đơn vào địa chỉ email như trong hướng dẫn từ link trên
Khả năng kiếm được việc làm sau tốt nghiệp là một trong nhiều yếu tố chính để các bạn sinh viên cân nhắc khi quyết định nộp đơn vào trường. Thông thường, các trường sẽ có nhiều chương trình và hỗ trợ cộng thêm cho sinh viên, điển hình như chương trình co-op giúp bạn trang bị các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Chương trình Co-op là chương trình tuyệt vời để du học sinh làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học Canada trong thời gian tới, liên hệ chuyên viên tư vấn của IDP sẽ tận tâm tư vấn du học Canada và giải đáp mọi thắc mắc từ địa điểm, trường đến nhà ở, lộ trình chi phí trong suốt thời gian du học.
Tại IDP, các tư vấn viên sẽ giúp bạn chọn trường, chọn ngành và khóa học phù hợp, tham gia các buổi hội thảo du học Canada miễn phí do IDP tổ chức.
Các bước chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Canada, tư vấn chỗ ở, lên kế hoạch tài chính, đặt vé máy bay và trang bị kỹ năng trước khi lên đường (Pre-departure session) cũng được IDP hỗ trợ miễn phí.
Liên hệ IDP để bắt đầu tư vấn du học Canada của bạn ngay hôm nay!
Xem thêm:
Du học Canada tốn bao nhiêu tiền?
Cách Săn Học bổng du học Canada
Tổng quan về Hệ thống giáo dục Canada
Hotline tư vấn du học miễn phí: 19006955
Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!
Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.