Tại sao nên đi du học?
Học ở đâu và học ngành gì?
Làm thế nào để nộp hồ sơ?
Sau khi nhận thư mời nhập học
Chuẩn bị lên đường
Sự kiện và hỗ trợ cho tân du học sinh khi đến nơi
image

Du học ngành Phân tích dữ liệu: Xu hướng ngành và Triển vọng nghề nghiệp

Chủ đề được đề cập

Bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dữ liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp thúc đẩy nền kinh tế và bất kỳ ngành nghề - từ Y tế, Kinh doanh đến lĩnh vực Bán lẻ, Tài chính. Trong một thị trường đang phát triển, việc sở hữu kiến thức và kỹ năng phân tích dữ liệu sẽ nâng tầm giá trị dù bạn đang theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn ngành nào khi du học, cùng IDP tìm hiểu thêm về nhóm ngành Phân tích dữ liệu Data Analytics cùng những cơ hội việc làm sau tốt nghiệp nhé

2. Học gì trong ngành Phân tích dữ liệu?

Khi theo đuổi ngành học này, bạn sẽ được giảng dạy những kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin và Phân tích dữ liệu.

Những kiến thức có thể kể đến như:

  • Thống kê áp dụng (Applied Statistics)

  • Nhập môn Khoa học máy tính (Introduction to Computer Science)

  • Lập trình cùng Python, R hay SQL (Programming with Python/R/SQL)

  • Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)

  • Xác suất (Probability)

  • Khai phá dữ liệu (Data Mining)

Bạn cũng sẽ được làm quen với các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu như:

  • Công cụ lập trình (programming languages) như Python, R, Matlab

  • Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL

  • Công cụ thống kê như Microsoft Excel, Minitab

  • Hệ thống phân tích thống kê SAS

  • Công cụ trực quan hóa dữ liệu như Tableau, Power BI, Metabase, Google Data Studio

3. Những công việc phổ biến trong ngành Phân tích dữ liệu

Rất nhiều bạn thường lầm tưởng rằng sau khi tốt nghiệp từ nhóm ngành này, công việc của bạn sẽ là một Chuyên gia phân tích dữ liệu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử sức ở các vị trí làm việc tiềm năng điển hình như:

Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Vị trí chuyên gia phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong một công ty, giúp phản ánh về công việc và cơ sở khách hàng của công ty, xác định các yếu tố này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào và đưa ra những lời khuyên về các cách phát triển doanh nghiệp.

Ví dụ: một nhà phân tích dữ liệu có thể xem xét nhân khẩu học của những khách truy cập đã nhấp vào một chiến dịch quảng cáo cụ thể trên trang web của công ty. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng để kiểm tra xem chiến dịch có đang tiếp cận hiệu quả đến đối tượng mục tiêu hay không, chiến dịch đang hoạt động tốt như thế nào và liệu có nên tiếp tục đầu tư vào sự kiện, dự án quảng cáo này không.

Mức lương trung bình: Khoảng 6 – 13 triệu đồng/tháng dành cho những bạn mới vào nghề và từ 15 – 25 triệu đồng/tháng đối với những người đã có 1-2 năm kinh nghiệm. Lương sẽ chênh lệch theo cấp bậc và công ty.

Chuyên gia phân tích định lượng (Quantitative Analyst)

Chuyên gia phân tích định lượng có nhiệm vụ áp dụng các phương pháp toán học và thống kê cho các vấn đề quản lý rủi ro và tài chính. Vị trí này sẽ chú trọng vào việc phát triển và triển khai các mô hình phức tạp được các công ty sử dụng để đưa ra các quyết định tài chính và kinh doanh về các vấn đề như đầu tư, định giá …

Công việc này cho phép bạn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong mảng tài chính. Ví dụ, một số chuyên gia phân tích định lượng làm việc cho các công ty bảo hiểm đánh giá rủi ro, một số khác lựa chọn những vị trí chuyên về phân tích đầu tư, định giá tài sản, tư vấn chứng khoán.

Mức lương trung bình: Khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng dành cho những bạn mới vào nghề và từ 20 – 30 triệu đồng/tháng đối với những người đã có kinh nghiệm.

Kỹ sư khoa học dữ liệu (Data Scientist)

Một nhà khoa học dữ liệu áp dụng dữ liệu để hiểu và minh họa tình huống cũng như hỗ trợ một tổ chức đưa ra quyết định tốt hơn. Đây là sự kết hợp của các nhà khoa học máy tính, nhà toán học và những người dự đoán xu hướng và do đó có nhu cầu cao trong kinh doanh cũng như trong lĩnh vực CNTT.

Mức lương trung bình: Khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng dành cho những bạn mới vào nghề và từ 17 – 25 triệu đồng/tháng đối với những người đã có kinh nghiệm.

Chuyên gia phân tích trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence Analyst)

Công việc điển hình của một chuyên gia phân tích trí tuệ doanh nghiệp sẽ bao gồm thu thập dữ liệu, phân tích và chia sẻ dữ liệu đó với đúng đối tượng. Các nhiệm vụ này có thể chia thành các nhiệm vụ chi tiết hơn, tất cả đều cho phép bạn tác động tích cực đến hiệu suất chung và xác định các lĩnh vực một công ty cần cải thiện để giúp tổ chức ra các quyết định dựa trên số liệu (data-driven decision).

Mức lương trung bình: Khoảng 15 triệu đồng/tháng dành cho những bạn mới vào nghề và từ 15 – 25 triệu đồng/tháng đối với những người đã có trên 2 năm kinh nghiệm.

Tuy nhiên, Mức lương của nhóm ngành Phân tích dữ liệu (Data analytics) sẽ phụ thuộc vào các yếu tố điển hình như công ty, cấp bậc làm việc, số năm kinh nghiệm và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, tùy vào tầm quan trọng của vị trí và tính chất công việc mà mức lương sẽ khác nhau.

4. Các trường đào tạo ngành Phân tích dữ liệu

Nếu bạn muốn theo đuổi nhóm ngành này, bạn có thể chọn theo học tại bất kỳ trường nào trên thế giới. Tùy vào bậc học, năng lực cá nhân lẫn khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn bất kỳ điểm du học phù hợp.

Bạn có thể tìm kiếm các chương trình đào tạo ngành Phân tích dữ liệu tại trang web của IDP hoặc liên hệ đến IDP để được tư vấn chi tiết.

  • Học phân tích dữ liệu ở Mỹ

  • Học phân tích dữ liệu ở Canada

5. Làm sao biết bạn có phù hợp với ngành Data Analytics?

Có sẵn đam mê để theo đuổi và chinh phục lĩnh vực ngành Phân tích dữ liệu vẫn chưa là đủ. Trên thực tế, bạn cần sở hữu những tố chất quan trọng giúp việc học của mình trở nên dễ dàng và thú vị hơn:

5.1. Khả năng tư duy, logic tốt

Để làm việc hàng ngày, hàng giờ giữa các con số, dữ liệu, việc sở hữu tư duy logic là một yếu tố cực kỳ cần thiết giúp dễ dàng tìm kiếm lỗ hổng trong các dữ liệu và chỉnh sửa chúng. Bên cạnh kiến thức Toán học hay kiến thức lập trình tốt, bạn cần đưa ra những chiến lược chặt chẽ, có logic cho công việc của mình. Bạn phải nhìn thấy ý nghĩa đằng sau những con số, dữ liệu trên và rút ra được một kết luận sau quá trình phân tích của mình.

5.2. Không ngại học hỏi, phân tích chuyên sâu vấn đề của mình

Để có thể đưa ra những lập luận chính xác hoặc báo cáo từ những dữ liệu cho sẵn, bạn luôn phải tìm tòi, đặt câu hỏi cho vấn đề của mình để có thể chỉnh sửa những lỗ hổng và cải thiện mặt hạn chế của dữ liệu, giúp cho quá trình phân tích dữ liệu của hệ thống, của doanh nghiệp ngày càng tốt và hiệu quả hơn.

5.3. Rèn luyện tính kiên trì và cẩn thận

Đối với những bạn muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực Phân tích dữ liệu, sự kiên trì và cẩn thận trong công việc chính là hai tố chất không thể thiếu. Bên cạnh việc chú ý đến những chi tiết nhỏ, bạn cũng cần rèn luyện cho mình khả năng tập trung cao độ để có thể nghiên cứu và phân tích nhiều số liệu cùng một lúc.

5.4. Kỹ năng sắp xếp, quản lý tốt kết hợp với sự linh hoạt, nhạy bén

Trong quá trình làm việc, các bạn sẽ gặp khá nhiều dạng dữ liệu bao gồm những dữ liệu có sẵn và dữ liệu mình tự thu thập. Đối với dữ liệu mình tự thu thập, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn vì nó khá lộn xộn, lung tung, chưa đầy đủ, hoàn chỉnh. Do đó, các bạn cần phải biết sắp xếp chúng thật rõ ràng, gọn gàng, có hệ thống trong các file dữ liệu để tiện cho việc tìm kiếm và tra cứu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Phân tích dữ liệu, thông tin về các trường đào tạo và triển vọng công việc trong tương lai. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm khóa học phù hợp với năng lực cũng như đam mê của bản thân.

Lên kế hoạch du học ngành Phân tích dữ liệu cùng IDP!

Để tìm hiểu và lựa chọn những trường nổi bật về ngành Công nghệ thông tin tại Canada, bạn có liên hệ đến IDP để được tư vấn du học hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, IDP còn hỗ trợ bạn chủ động tìm kiếm trường học, khóa học phù hợp với bản thân để tiết kiệm thời gian và chi phí nghiên cứu. Tất cả thao tác này có thể thực hiện trực tuyến thông qua tính năng Fastlane của ứng dụng IDP Live, cho phép bạn xem và theo dõi tiến độ nộp đơn xin nhập học với trường đại học của mình.

Bên cạnh đó, IDP sẵn sàng giới thiệu học bổng du học lên đến 100% cho những học sinh đến làm hồ sơ tại IDP. Bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn bí quyết săn học bổng, thực hành phỏng vấn, hoàn tất hồ sơ xin visa du học và trang bị kiến thức trước khi lên đường du học.

Liên hệ IDP để bắt đầu tư vấn du học ngay hôm nay!

Xem thêm:

Du học nên học ngành gì? Top các ngành dễ xin việc

Các ngành có cơ hội việc làm cao

Ngành khoa học dữ liệu: học gì và cơ hội việc làm thế nào

Ngành khoa học dữ liệu học trường nào? TOP 15 trường HOT nhất

Giải quyết mọi nhu cầu du học chỉ với một tài khoản

Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!

Những bài viết liên quan

Search for articles

Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.

Select a category