Tại sao nên đi du học?
Học ở đâu và học ngành gì?
Làm thế nào để nộp hồ sơ?
Sau khi nhận thư mời nhập học
Chuẩn bị lên đường
Sự kiện và hỗ trợ cho tân du học sinh khi đến nơi
image

Ngành xuất nhập khẩu: Lựa chọn chưa bao giờ “hạ nhiệt” của GenZ

Chủ đề được đề cập

Hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đang trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết như là một hệ quả tất yếu của xu hướng toàn cầu hóa. Thời gian gần đây ngành xuất nhập khẩu cũng vì thế mà bắt đầu nhận được sự quan tâm tìm hiểu các bạn học sinh sinh viên. Vậy ngành xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu học về những cái gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời đầy đủ mọi thắc mắc của bạn về ngành.

1. Ngành xuất nhập khẩu là gì?

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến quá trình trao đổi hàng hóa giữa trong và ngoài nước. Xuất nhập khẩu là một mắt xích không thể thiếu trong nền kinh tế của các quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa và tạo dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Cơ hội và thách thức khi học ngành xuất nhập khẩu

Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và đang là thị trường xuất nhập khẩu yêu thích của nhiều nước do chi phí rẻ và chính sách pháp lý thân thiện. Vậy học ngành này thì các bạn sẽ đối mặt với lợi thế và khó khăn gì?

2.1. Cơ hội khi học ngành xuất nhập khẩu

Có rất nhiều cơ hội đang mở ra cho ngành xuất nhập khẩu và những bạn theo ngành này ở nước ta.

1 - Được trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về xuất nhập khẩu

Trước hết, các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh tế, thương mại quốc tế và các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Không chỉ vậy sinh viên còn được đan xen đào tạo về các kỹ năng nghiệp vụ liên quan để làm quen và thích nghi dần với ngành trước khi tốt nghiệp.

2 - Trang bị kỹ năng ứng phó với sự chuyển biến của nền kinh tế

Dòng chảy các sự kiện xã hội, chính trị và nhiều yếu tố ngoại vi khác ít nhiều luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến ngành kinh tế. Do vậy xu hướng phát triển của nền kinh tế các quốc gia cũng như chính sách thương mại quốc tế luôn biến động từng ngày. Theo học ngành xuất nhập khẩu sinh viên sẽ có cơ hội cập nhật các xu hướng mới nhất và được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích nghi và đối phó với sự thay đổi.

3 - Có cơ hội nâng cao trình độ ngoại ngữ

Đặc trưng ngành xuất nhập khẩu buộc bạn phải tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp, nhà cung ứng nước ngoài thường xuyên, cần sử dụng nhiều từ vựng chuyên ngành xuyên suốt nên đòi hỏi bạn phải nắm chắc đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết trong tiếng Anh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn được thực hành và trau dồi tiếng Anh hàng ngày và trình độ ngoại ngữ của bạn tất yếu sẽ được cải thiện đáng kể.

4 - Có cơ hội việc làm mở rộng

Hiện ở nước ta sự thiếu hụt nhân lực trong ngành là rất lớn, đặc biệt là nguồn lao động có chuyên môn cao. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương trong nước và quốc tế tạo ra vô vàn cánh cửa nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu. Vì vậy với tấm bằng cử nhân ngành này trong tay, không khó để bạn kiếm cho mình một công việc ổn định với mức lương xứng đáng.

5 - Thu nhập cao

Với nhu cầu nhân lực cao như vậy, mức lương bạn nhận được khi làm trong ngành xuất nhập khẩu tất nhiên không hề nhỏ. Tổng thu nhập của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, kinh nghiệm, vị trí làm việc, thưởng doanh số,.. Một nhân viên mới ra trường ít kinh nghiệm thì lương tháng khoảng 7 - 9 triệu VND, nếu chăm chỉ làm việc phấn đấu thì sau khi 3,4 năm con số có thể lên tới 2 hoặc thậm chí 3 chữ số tùy năng lực.

2.2. Thách thức khi học ngành xuất nhập khẩu

Cơ hội thì luôn đi đôi với thử thách, cùng xem học ngành xuất nhập khẩu bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào nhé.

1 - Thiếu nguồn nhân lực

Đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của ngành. Nếu như thiếu hụt nhân lực khiến bạn dễ kiếm được việc hơn thì nó cũng là nguyên nhân khiến nhân viên ngành này đang phải đối mặt với tình trạng chung là làm nhiều việc một lúc, thường xuyên tăng ca,.. Về lâu về dài có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi không có động lực làm việc, dẫn đến giảm năng suất chung.

2 - Yêu cầu có trình độ ngoại ngữ tốt

Như đã nói thì đặc trưng ngành đòi hỏi trình độ tiếng Anh của bạn phải tốt, đủ để làm việc với khách hàng cũng như hiểu các thuật ngữ chuyên ngành. Một nền tảng tiếng Anh vững chắc ngay từ đầu là điều kiện cần để bạn có thể được tuyển vào làm các công việc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.

3 - Địa điểm làm việc không cố định

Tùy vị trí công việc mà địa điểm làm việc chủ yếu của bạn là không giống nhau. Tuy nhiên nếu bạn đảm nhận đồng thời nhiều vị trí, thì một ngày bạn có thể sẽ phải di chuyển liên tục từ văn phòng cho đến cục hải quan, cảng biển, cảng hàng không,.. Bạn cần linh hoạt và có nhiều năng lượng để đáp ứng được yêu cầu công việc.

4 - Áp lực công việc lớn

Làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn có tính nhẫn nại và khả năng chịu áp lực lớn. Mỗi ngày bạn đều phải tập trung theo sát các khâu vận chuyển hàng hóa để đảm bảo không có gì sai sót xảy ra, tìm cách xử lý các tình huống bất ngờ ngoài dự tính và đa phần là phải tăng ca.

Có thể bạn quan tâm: Du học nên chọn ngành nào?

3. Ai phù hợp với ngành xuất nhập khẩu?

Vậy bạn có phù hợp theo học ngành xuất khẩu không? Hãy xem bản thân có những đặc điểm mà chúng tôi liệt kê dưới đây không nhé.

3.1. Yêu thích các hoạt động giao thương quốc tế

Nếu bạn có hứng thú với hoạt động kinh doanh nói chung, đặc biệt là các hoạt động giao thương quốc tế thì đây là ngành học rất phù hợp với bạn vì xuất nhập khẩu là một mắt xích không thể thiếu trong nền kinh tế quốc gia.

{asset.title}

Nếu bạn yêu thích tìm hiểu các hoạt động giao thương quốc tế thì xuất nhập khẩu là một ngành phù hợp với bạn.

3.2. Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt

Là ngành nghề đặc thù với môi trường làm việc đa quốc gia, đa văn hóa, khả năng nghe nói lưu loát các loại ngoại ngữ là một yếu tố cực kỳ cần thiết đối với nhân viên. Nếu bạn cảm thấy tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình, đặc biệt là ở kỹ năng giao tiếp thì bạn rất nên xem xét việc trở thành một phần trong lực lượng lao động của ngành xuất nhập khẩu.

3.3. Có khả năng kết nối - đàm phán tốt

Trong ngành xuất nhập khẩu nói chung, việc tạo dựng các mối quan hệ kết nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước là rất cần thiết để xây dựng thêm những cơ hội làm ăn. Vì vậy kỹ năng kết nối và giao tiếp xã hội là cực kỳ quan trọng để phát triển công việc và bản thân một cách hiệu quả.

4. Ngành xuất nhập khẩu học những gì? Cần nắm chắc những gì?

Vậy cụ thể thì bạn có thể học về xuất nhập khẩu thông qua chuyên ngành nào? Bạn được đào tạo những kiến thức gì khi học ngành xuất nhập khẩu? Hãy đi sâu vào tìm hiểu ngành học này nhé.

4.1. 4 chuyên ngành đào tạo về xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là một tên gọi bao hàm nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động giao thương quốc tế. Vì vậy các ngành nghề tương tự đều có đào tạo kiến thức mà bạn cần để làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

1 - Kinh doanh quốc tế

Như cái tên đã phần nào thể hiện, ngành kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động giao dịch thương mại giữa các quốc gia với nhau. Học chuyên ngành này ngoài các kiến thức chuyên ngành về kinh tế bạn còn được giảng dạy về các kiến thức đặc trưng ngành như các chính sách và thông lệ thương mại quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu và hậu cần,..

2 - Kinh tế đối ngoại

Chuyên ngành này cũng tương tự ngành kinh doanh quốc tế nhưng thiên về nghiên cứu hơn. Cụ thể kinh tế đối ngoại sẽ tập trung nghiên cứu tác động qua lại của nền kinh tế các quốc gia và các yếu tố chính trị xã hội ảnh hưởng lên nó. Tốt nghiệp chuyên ngành này bạn sẽ được trang bị đầy đủ cả kiến thức và kỹ năng chuyên môn về các vấn đề thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu.

3 - Thương mại quốc tế

Học chuyên ngành thương mại quốc tế bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về các kiến thức lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động giao thương quốc tế như đàm phán thương mại quốc tế, quản trị vận chuyển quốc tế, quản trị chiến lược toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ hải quan,..

4 - Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chỉ việc quản lý và kiểm soát mạng lưới các doanh nghiệp có tác động đến quá trình sản xuất và đưa hàng hóa, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Đây là một lĩnh vực lớn bao gồm nhiều bước khác nhau như vận chuyển nguyên liệu, sản xuất, lưu trữ, xử lý hàng tồn kho,.. Ngành này cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích phục vụ công việc liên quan đến chuỗi cung ứng như điều hành và thiết kế hệ thống, quản lý quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, quản trị quan hệ khách hàng, kiểm soát các phương thức vận tải, bảo hiểm và thanh toán quốc tế,...

{asset.title}

Logistic và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành rộng lớn bao hàm các công việc liên quan đến quá trình sản xuất và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

4.2. 5 kiến thức cơ bản cần nắm chắc khi học xuất nhập khẩu

Khi học ngành xuất nhập khẩu thì bạn cần lưu ý tập trung nắm vững các kiến thức cơ bản sau:

1 - Quy trình và chính sách xuất nhập khẩu

Ban cần phải nắm rõ chính sách xuất nhập khẩu của từng loại mặt hàng: điều kiện xuất - nhập như giấy phép, chứng từ, hạn ngạch,..ra sao? Hàng hóa thuộc danh mục nào, chịu sự quản lý của bộ, ban, ngành nào? Ngoài ra điều cơ bản cần phải nắm được quy trình xuất nhập khẩu các bước lần lượt như thế nào.

2 - Giao nhận vận tải trong xuất nhập khẩu

Được chia làm 2 nhánh là giao nhận vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế:

  • Giao nhận nội địa: Bạn cần nắm được mục đích, hình thức vận hành, loại phương chuyển vận chuyển phù hợp và chi phí đi kèm cũng như những hiểu biết về hệ thống cảng biển, cảng sông trong nước.

  • Giao nhận quốc tế: Cần nắm rõ hình thức vận chuyển cùng chi phí liên quan; thông tin về sân bay, cảng biển tại các quốc gia và cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề chứng từ quốc tế.

3 - Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu

Phương thức, công cụ thanh toán quốc tế cùng với các rủi ro và lợi ích đi kèm là những điều bạn cần phải hiểu rõ. Ngoài ra bạn cũng nên có hiểu biết nhất định về các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến như COD và CAD, T/T - Telegraphic transfer, L/C - Letter of Credit,..

{asset.title}

Thanh toán quốc tế là một kiến thức nền tảng quan trọng cần phải nắm chắc khi học xuất nhập khẩu.

4 - Các thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu

Thủ tục hải quan bao gồm các chính sách pháp lý, thông tư, xử phạt hành chính về hải quan. Bạn cần nắm rõ những điều này để quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra một cách thuận lợi. Bên cạnh đó còn phải hiểu về cách tính trị giá hải quan, thuế xuất nhập khẩu của từng mặt hàng,..

5 - Chứng từ xuất nhập khẩu

Chứng từ xuất nhập khẩu là các loại giấy tờ quan trọng có giá trị về mặt pháp lý đi kèm lô hàng. Bạn cần nắm rõ cách xin giấy phép, kiểm định các loại và hoàn thiện chứng từ tùy theo hình thức thanh toán.

5. Ngành xuất nhập khẩu học ở đâu tốt? Có nên đi du học không?

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo và quốc gia du học xuất nhập khẩu tốt mà bạn có thể tham khảo.

5.1. Top 7 trường đào tạo ngành xuất nhập khẩu tốt nhất tại Việt Nam

Chuyên ngành về xuất nhập khẩu có mặt trong hệ thống đào tạo bài bản của các trường Đại học ở Việt Nam qua nhiều tên gọi khác nhau:

Trường

Tên chuyên ngành đào tạo

Điểm chuẩn 2021

Đại học Ngoại Thương

Kinh tế đối ngoại

Thương mại quốc tế

Quản trị kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế

28,45 - 28,80

Đại học Kinh tế quốc dân

Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh thương mại

Thương mại quốc tế

28,05 - 28,30

Đại học Thương Mại

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế)

26,95 - 27,40

Đại học Giao thông Vận tải TP. HCM

Kinh tế vận tải

Khai thác vận tải

Khoa học hàng hải

25,5 - 27,7

Đại học Kinh tế - ĐHQG TP. HCM

Vận tải và Logistics quốc tế

Quản lý vận hành doanh nghiệp

Quản lý chuỗi cung ứng doanh nghiệp

27,00 - 27,40

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

15

Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics

Kinh doanh Quốc tế

Trường xét tuyển dựa vào:

Tốt nghiệp THPT, điểm TB lớp 12 từ 7,0/10 điểm trở lên.

Yêu cầu điểm tiếng Anh: IELTS > 6.5+; hoặc TOEFL iBT 79+; hoặc CAE/ CPE 176+

>>> Xem bài viết Ngành xuất nhập khẩu học trường nào? Gợi ý 15 trường tốt nhất để biết thêm thông tin về các trường đại học đào tạo ngành xuất nhập khẩu nhé!

5.2. Du học ngành xuất nhập khẩu như thế nào?

Ngành xuất nhập khẩu ở Việt Nam tuy đã bắt đầu được đầu tư và có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên đi du học tại các nước phát triển bạn vẫn có nhiều lợi thế hơn khi có cơ hội trải nghiệm các ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ sở hạ tầng chất lượng cùng môi trường học tập đa văn hóa đa quốc gia.

Chúng tôi xin được giới thiệu một số quốc gia cùng trường đại học đào tạo xuất nhập khẩu tốt tới bạn:

Quốc gia

Các trường Đại học

Singapore

Học viện ERC

Học viện PSB

Đại học Curtin Singapore

Hà Lan

Đại học KHUD HAN

Đại học KHUD Rotterdam

Đại học KHUD Fontys

Mỹ

Đại học Western Washington

Đại học Michigan

Đại học South Florida

Đại học Maryland

Úc

Đại học Griffith

Đại học Newcastle

Đại học Curtin

{asset.title}

Singapore là một quốc gia được đánh giá cao về đào tạo ngành xuất nhập khẩu.

IDP là trung tâm tư vấn du học uy tín có mạng lưới gồm 80 văn phòng tuyển sinh quốc tế tại 30 quốc gia khác nhau. Nếu bạn còn điều gì thắc bất mắc hay muốn tìm hiểu về du học ngành xuất nhập khẩu thì hãy liên hệ ngay với các chuyên gia du học tại IDP Education để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

6. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành xuất nhập khẩu

Tiếp theo đây hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu những công việc và mức lương cụ thể mà nhân viên làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể nhận được nhé.

6.1. Các công việc tiêu biểu

Dưới đây là các công việc thường thấy nhất trong một doanh nghiệp về xuất nhập khẩu:

1 - Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Một nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải tìm kiếm khách hàng quốc tế, đàm phán, giao dịch các hợp đồng mua bán và tạo lập mối quan hệ lâu dài với họ. Cùng với đó là các công việc đi kèm công việc xuất khẩu như dịch vụ vận tải, thanh toán,..

2 - Nhân viên chứng từ

Nhân viên chứng từ đảm nhận công việc soạn thảo và hoàn thiện các giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu, trao đổi thông tin với khách hàng nhằm đảm bảo thông thương thuận lợi.

3 - Nhân viên hiện trường

Đây là vị trí đòi hỏi phải di chuyển khá nhiều. Nhân viên hiện trường chịu trách nhiệm trực tiếp đi đến các cảng, kho, cửa khẩu để nhận hàng và thực hiện các thủ tục giao dịch cho đơn hàng.

4 - Nhân viên Phòng thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng

Nhân viên làm việc trong mảng này cần có kiến thức chuyên sâu về Thanh toán quốc tế, nắm rõ các chính sách, quy định giao dịch giữa các ngân hàng để có thể xác nhận hóa đơn, chứng từ hoặc hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.

6.2. Mức lương tham khảo

1 - Mức lương tham khảo trong ngành xuất nhập khẩu theo cấp bậc:

  • Sinh viên mới ra trường: 5 - 6 triệu VNĐ/tháng, tăng dần theo năm kinh nghiệm

  • Trưởng nhóm: 16 - 19 triệu VNĐ/tháng

  • Quản lý: 23 - 92 triệu VNĐ/tháng

2 - Mức lương tham khảo trong ngành xuất nhập khẩu theo vị trí công việc mới ra trường:

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: 7,9 - 13,9 triệu VNĐ/tháng

  • Nhân viên thu mua: 6,7 - 10,1 triệu VNĐ/tháng

  • Chuyên viên thanh toán quốc tế: 7 - 10 triệu VNĐ/tháng

  • Nhân viên chứng từ: 7 - 10 triệu VNĐ/tháng

  • Nhân viên hiện trường: 5 - 8,5 triệu VNĐ/tháng

  • Nhân viên hải quan: tầm 7,2 triệu VNĐ/tháng

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp cho bạn những thông tin cơ bản và tổng quát nhất về ngành xuất nhập khẩu. Mong rằng những thông tin trên có ích cho bạn và giúp bạn có thể đưa ra quyết định có nên theo đuổi ngành nghề thú vị này hay không. Nếu còn những thắc mắc, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với IDP Education, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề, khó khăn bạn đang gặp phải một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan:

Giải quyết mọi nhu cầu du học chỉ với một tài khoản

Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!

Những bài viết liên quan

Search for articles

Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.

Select a category