Chủ đề được đề cập
Không ít thí sinh gặp khó khăn trong phần thi IELTS Speaking part 3. Một phần đến từ việc họ chưa biết cách sắp xếp trật tự câu cho hợp lý, phần vì tâm lý còn hồi hộp, lo lắng khi chưa kịp suy nghĩ ra câu trả lời. Cách nói Speaking part 3 dưới đây sẽ mang đến cho bạn những chiến thuật cùng tips hiệu quả, hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể bài thi của bạn. Cùng IDP tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Đối với câu hỏi ở IELTS speaking part 2, ban giám khảo đòi hỏi ở bạn khả năng trả lời lưu loát, trôi chảy thì với part 3, lập luận chặt chẽ và hợp lý được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, dưới áp lực phòng thi cũng như đôi khi chưa kịp nảy ra ý tưởng, nhiều bạn khá lúng túng chưa biết diễn đạt câu trả lời sao cho phù hợp. Cấu trúc P.I.E dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc triển khai câu trả lời theo hướng lập luận. P.I.E là viết tắt từ:
P – Point: Luận điểm chính của người nói.
I – Illustration: Luận cứ, thường là các biển hiện, lý do hoặc ví dụ giúp luận điểm rõ ràng hơn.
E – Explanation: Là cầu nối giải thích, đồng thời phân tích mối liên hệ giữa luận điểm và luận cứ.
Phương pháp P.I.E được nhiều thí sinh sử dụng nhờ vào những ưu điểm nổi bật như:
Áp dụng cấu trúc P.I.E vào phần thi part 3 phần thì nói sẽ giúp cho câu trả lời của bạn được lập luận chặt chẽ, logic và trực quan hơn. Trình bày phần nói của mình từ luận điểm chính, sau đó làm rõ, chứng minh quan điểm ấy bằng những ví dụ cụ thể và cuối cùng phân tích, khẳng định lại vấn đề đặt ra.
Việc luyện tập theo cấu trúc P.I.E cũng khá dễ dàng ngay cả khi bạn chưa biết gì về cấu trúc này, bạn cũng có thể làm quen nhanh chóng, bởi lẽ nó chỉ gồm 3 bước đơn giản đã nêu trên.
Có 3 dạng câu hỏi thường gặp ở IELTS Speaking part 3 mà bạn cần quan tâm: dạng so sánh, dạng 2 mặt lợi - hại và dạng bàn luận - quan điểm.
Ngoài ra, vì P.I.E chỉ với 3 bước nên phần trả lời của bạn sẽ có độ dài vừa phải, đảm bảo trong thời gian quy định.
Cách nói Speaking IELTS part 3 thông qua cấu trúc P.I.E.
Bên cạnh cách làm Speaking part 3 bằng việc sử dụng cấu trúc P.I.E thì việc ứng dụng để trả lời câu hỏi rất quan trọng. Hãy cùng IDP tìm hiểu cách trả lời chi tiết hơn với các dạng câu hỏi cùng ví dụ cụ thể bạn nhé!
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu bài nói bằng việc đưa ra những nhận định về đề bài được giao.
Well, I believe, A can bring more benefits than that.
Well, I worry A have many negative effects affecting our lives.
Honestly, I believe that Lan can have both a positive and a negative influence on our lives.
Bước 2: Tiếp theo, bạn nêu cụ thể mặt lợi/hại đầu tiên.
Firstly, A can help people improve their …
It is clear/obvious that A can provide people with …
Well, there is no doubt that A supports people in …
Bước 3: Trình bày các mặt lợi và hại bằng các dẫn chứng cụ thể hoặc ví dụ minh họa để thuyết phục ban giám khảo.
For instance, people can…
One example is….
Such as,...
In a similar case,...
Bước 4: Dựa vào mối liên hệ liên kết với chủ đề chính để phân tích và giải thích các biểu hiện đã đề cập ở trên.
Therefore, they might…
Ultimately, they might…
Consequently,...
Bước 5: Ở bước này, bạn có thể nêu tên các mặt lợi/hại tiếp theo hoặc các mặt lợi/hại đối lập khác (nếu không có bạn có thể bỏ qua bước này).
On the other hand,…
The second profit/drawback of…
In contrast with…
Negative impact of…
Bước 6 - 7: Lặp lại cấu trúc ở bước 3-4.
Sau khi nêu được mặt lợi/hại thứ 2, bạn tiếp tục dẫn chứng và phân tích, giải thích quan điểm đấy tương tự bước 3 và 4.
Đoạn hội thoại sau đây sẽ giúp bạn có cách nhìn cụ thể hơn về cách ứng dụng 7 bước để trả lời câu hỏi dạng mặt lợi - hại.
Ví dụ về ứng dụng cấu trúc P.I.E vào câu hỏi dạng 2 mặt lợi - hại
So sánh cũng là một dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi nói IELTS Speaking Part 3. Tưởng chừng là một dạng câu hỏi ăn điểm, thế nhưng nếu bạn không định hướng được câu trả lời sẽ rất dễ mất điểm đáng tiếc với dạng câu hỏi. Cùng chúng tôi điểm qua các bước trả lời câu hỏi so sánh giúp bạn ăn điểm tuyệt đối nhé.
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu bài nói bằng việc đưa ra những nhận định về đề bài được giao.
Well, I guess there is a main difference between A and B
I think there's a lot of difference between ….
There are quite a few/some/a lot of/a number of differences between …and….
Bước 2: So sánh/chứng minh được điểm khác biệt cụ thể bằng những biểu hiện hoặc ví dụ so sánh. Có thể áp dụng cấu trúc so sánh hơn, so sánh bằng, hoặc ít hơn.
Firstly, I would say that A is more… than B.
Well, when it comes to… I have to say A is not as… as B.
Bước 3: Sử dụng những dẫn chứng, biểu hiện hay ví dụ cụ thể để chứng minh mặt lợi/hại bạn vừa trình bày trên.
In a similar case, A usually… whereas B tends to…
For instance,…
For example,...
Bước 4: Nêu vấn đề về sự khác biệt hoặc tương đồng tiếp theo (nếu không có bạn có thể bỏ qua bước này)
On top of that, A is… better than B.
Whereas on the other hand….
Another difference between A and B is that…
As well as this….
Bước 5-6: Lặp lại các bước 2-3.
Sau khi nêu được sự khác biệt/tương đồng thứ 2, bạn tiếp tục dẫn chứng và phân tích, giải thích quan điểm đấy tương tự bước 2 và 3 nhé!
Bạn có thể tham khảo cách trả lời câu hỏi so sánh khi áp dụng các bước trả lời trong hình dưới đây.
Ứng dụng 6 bước trả lời câu hỏi dạng so sánh giúp bạn ăn điểm tuyệt đối trong bài thi
Xem thêm: Trọn bộ 30+ topic thi IELTS SPEAKING part 1, 2, 3 MỚI NHẤT
Đây là một câu hỏi đóng vì thường chỉ có 3 trường hợp: Yes, No, và No sure. Vì thế, để trả lời câu hỏi này, bạn nên nhớ 2 phần chính là: trả lời trực tiếp (có, không, không chắc) và kèm theo giải thích chi tiết vì sao bạn lại trả lời như vậy.
Nếu bạn đồng ý với câu hỏi đó, hãy sử dụng một số cấu trúc như sau:
Of course,...
Well, I agree,...
Absolutely,...
I totally agree,...
For sure,...
Một số cấu trúc để trả lời nếu bạn không đồng tình với ý kiến/câu hỏi đó:
I don’t think so,...
I have say no,...
I totally disagree,...
Unfortunately, no,...
Not really,...
Hoặc nếu bạn không chắc chắn hoàn toàn về câu trả lời Có hoặc Không, bạn có thể sử dụng một số cấu trúc như sau:
Well, to be honest,...
Well I'm not too sure about this,...
Well, it is contingent upon,...
It’s hard to give a definite answer,...
Được biết đến là một dạng câu hỏi khó, bạn cần suy nghĩ kỹ và hệ thống lại nội dung trình bày một cách logic để thuyết phục ban giám khảo. Tham khảo qua các bước hướng dẫn trả lời câu hỏi dạng bàn luận - nêu quan điểm sau đây nhé.
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu bài nói bằng việc đưa ra những nhận định về đề bài được giao.
In my opinion, I think…
On my side, for that
Personally,
I haven’t thought about this topic before, but I suppose…
Bước 2: Tiếp theo, bạn cần nêu lên luận điểm đầu tiên của cẩu hỏi và bàn luận về chúng.
Firstly, I believe that A should …
I’m convinced that…
I suppose that…
Bước 3: Trình bày biểu hiện hoặc ví dụ cụ thể để chứng minh luận điểm của bạn là đúng một cách thuyết phục.
For instance,…
Example include,...
To illustrate,...
Bước 4: Để xác định mối liên kết với chủ đề chính, bạn cần phân tích và giải thích quan điểm ở bước này.
Because/ Because of/ Due to, …
…as a consequence…
…as a result….
Bước 5: Trình bày quan điểm tiếp theo (trường hợp không có bạn có thể bỏ qua bước này)
On top of that, A also needs to …
Add on that,...
Not only that, A should …
Besides,...
Bước 6 - 7: Lặp lại các bước 2 – 3.
Sau khi nêu được quan điểm thứ 2, bạn tiếp tục dẫn chứng và phân tích, giải thích quan điểm đấy tương tự bước 3 và 4 nhé!
Đoạn văn mẫu dưới đây được áp dụng 7 bước như trên sẽ giúp bạn hình dung cụ thể hơn về cách trả lời câu hỏi dạng bàn luận - nêu quan điểm mời bạn tham khảo qua.
Áp dụng phương pháp với 7 bước trả lời cho câu hỏi dạng bàn luận và nêu quan điểm
Bên cạnh việc áp dụng cấu trúc P.I.E vào bài thi IELTS Speaking part 3, để bài thi của mình được hoàn thành suôn sẻ và ghi điểm với ban giám khảo hơn thì bạn cũng có thể vận dụng những 5 tips đơn giản mà hữu hiệu dưới đây.
Việc không nghe rõ hay không hiểu hết nội dung câu hỏi là điều không khó gặp ở các thí sinh. Vào những tình huống này, bạn có thể sử dụng mẫu câu hỏi quen thuộc “Can you repeat the question?” như một cách đơn giản để được ban giám khảo lặp lại câu hỏi.
Tuy nhiên, đối với những câu hỏi quá dài hay khó, bạn hãy thay bằng “Can you rephrase the question?”. Điểm khác biệt khi bạn dùng từ “rephrase” là giám khảo có thể diễn đạt lại câu hỏi bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu hơn đấy!
Đừng ngại yêu cầu lặp lại câu hỏi với ban giám khảo khi bạn chưa nghe rõ hay hiểu hết được câu hỏi
Đôi khi trong quá trình thi, bạn sẽ gặp phải những câu hỏi khó mà bạn chưa kịp nảy ra ý tưởng cho câu trả lời. Bạn có thể câu giờ bằng cách sử dụng các câu bình luận về câu hỏi như:
That’s a very interesting question.
I’ve never thought about this before.
To be honest, it’s not an area of my interest.
Điều quan trọng là bạn cần nghĩ ra được câu trả lời cho câu hỏi, dù đơn giản cũng được, nhưng hãy tránh để thời gian im lặng quá lâu bạn nhé!
Vận dụng những câu bình luận chung về đề thi trong trường hợp bạn chưa nghĩ ra câu một trả lời cụ thể
Sau khi đã thực hiện cả 2 bước trên nhưng bạn vẫn bị “bí” ý tưởng, điều tốt nhất bạn có thể làm lúc này là đưa ra một nhận định mang tính khái quát. Chẳng hạn như với câu hỏi “Is advertising harmful to viewers?” (Quảng cáo có gây hại gì đến người xem không?). Nếu vẫn chưa kịp nghĩ ra một câu trả lời cụ thể tác hại nào, bạn có thể trình bày bằng cách nói chung chung như: Well, you know, there is a lot of harm from watching advertisements. (Vâng thì, bạn biết đấy, chắc chắn có rất nhiều tác hại đến từ việc xem quảng cáo).
Hơn thế nữa, đối với phần lớn câu hỏi ở part 3, bạn có thể trả lời chung chung theo cấu trúc “Có rất nhiều…” sau đó mới đi cụ thể vào từng ý, như vậy sẽ giúp bài nói được hệ thống, logic hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những mẫu câu dưới đây:
It’s very difficult to know exactly, but I think/but I believe/perhaps…
I don’t really know much about this topic, but if I had to guess I would have to say that…
I've never thought about this before, but I suppose…
To be honest, it's not an area of my interest , but I assume…
Bắt đầu phần trình bày bằng cụm từ “For example,...” hay “First,...” đều là cách dùng quen thuộc. Tuy nhiên, để tránh trường hợp chưa chắc nghĩ ra được ý thứ 2, thì hãy dùng “For example,...” cho an toàn, chặt chẽ hơn. Chẳng hạn như: For example, it could make us buy things we do not need, and that’s definitely a waste of money. This is particularly troubling among children, who are heavily influenced by commercials and always pester their parents for the products they see advertised.
Nếu chẳng may bạn nói quá dài ở part 3, hãy kết thúc phần trình bày của mình bằng một số câu đơn giản như:
That’s all I want to say.
That’s it.
Có thể bạn quan tâm: 6 kinh nghiệm thi nói IELTS đạt điểm cao mà bạn nên biết
Nắm trong tay những phương pháp học hữu hiệu sẽ giúp quá trình ôn luyện của bạn được dễ dàng và tốt hơn đấy! Hy vọng với những cách nói Speaking part 3 trên đã giúp ích cho bạn trong chặng đường ôn thi IELTS rồi nhé! Đừng quên liên hệ với IDP thông qua website: https://ielts.idp.com/vietnam để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về IELTS nha!
Xem thêm:
Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!
Watch the story of lifelong dreams, passion and determination that truly reflects the journey of our IELTS test takers. IELTS is the breakthrough to a world of full of incredible.
Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.