Tại sao nên đi du học?
Học ở đâu và học ngành gì?
Làm thế nào để nộp hồ sơ?
Sau khi nhận thư mời nhập học
Chuẩn bị lên đường
Sự kiện và hỗ trợ cho tân du học sinh khi đến nơi
đi du học ngành ngôn ngữ

Du học ngành Ngôn ngữ: Học gì, học ở đâu và triển vọng tương lai

Chủ đề được đề cập

  • Published: 10 September 2024
  • Updated: 20 October 2024

Thế giới đang ngày càng kết nối, nhu cầu học tập ngôn ngữ mới và các yêu cầu tuyển dụng nhân lực thành thạo nhiều ngôn ngữ cũng ngày càng tăng. Lựa chọn du học ngành ngôn ngữ không chỉ giúp bạn thỏa mãn đam mê mà còn mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.
Vậy ngành Ngôn ngữ học là gì? Bạn cần có những kỹ năng nào để theo đuổi nhóm ngành này? Triển vọng việc làm trong lĩnh vực này ra sao? Cùng IDP tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!


1. Ngành Ngôn ngữ học là gì?

Ngành Ngôn ngữ học - hay tiếng Anh còn gọi là Linguistics là một lĩnh vực nghiên cứu sâu rộng về ngôn ngữ, bao gồm cấu trúc, ý nghĩa, nguồn gốc, sự phát triển và cách sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra Ngôn ngữ học còn cung cấp cho người học những kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa và cú pháp (ngữ pháp),... Học ngôn ngữ không chỉ tập trung vào học một ngôn ngữ cụ thể mà còn cần tìm hiểu về bản chất của ngôn ngữ nói chung, cách ngôn ngữ tác động đến tư duy và xã hội…

Ngành Ngôn ngữ là một trong những ngành học nền tảng, đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực thuộc khoa học nhân văn, có liên quan và chi phối nhiều lĩnh vực khác. Học ngôn ngữ cung cấp kiến thức về ngôn ngữ đó, giúp người học phát triển năng lực tư duy và xây dựng cho mình kỹ năng sử dụng và phân tích ngôn ngữ tốt. Ngôn ngữ học ngày nay không chỉ cần thiết trong đa dạng lĩnh vực mà còn ngày một thể hiện tầm quan trọng với vị thế của một ngành khoa học chuyên sâu.

Hiện nay, sinh viên khi muốn du học ngành ngôn ngữ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật hay đơn giản là ngành Ngôn ngữ học hoặc Ngôn ngữ Anh hiện đại… Hiểu được những giá trị kiến thức của ngành ngôn ngữ học khiến ngành học này trở nên gần gũi, hữu dụng với thực tiễn nhưng cũng rất thú vị và mới mẻ khi khám phá.

Paragraph Image

2. Những kỹ năng cần có để theo học ngành Ngôn ngữ

Nếu muốn theo đuổi ngành Ngôn ngữ học và phát triển sự nghiệp liên quan đến ngành này, bạn sẽ cần có những kỹ năng và tố chất phù hợp như: 

  • Có đam mê về ngành, các kiến thức chuyên môn liên quan.

  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin tốt. 

  • Luôn chăm chỉ, đam mê học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu.

  • Kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập và cả công việc. 

  • Có khả năng sử dụng từ ngữ trong giao tiếp, diễn đạt, thuyết trình tốt. 

  • Khả năng tư duy, sáng tạo tốt. 

  • Đam mê, hiểu biết về các lĩnh vực trong cuộc sống, xã hội.

3. Ngành Ngôn ngữ học gì?

Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học cung cấp các kiến thức chuyên sâu và nâng cao về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, cũng như các kỹ năng để khám phá các khía cạnh khác nhau của Ngôn ngữ học theo hướng chuyên ngành. Với lộ trình đào tạo bao quát và đa dạng của ngành Ngôn ngữ, có thể phân loại các kiến thức của Ngôn ngữ học thành 3 nhóm như sau:

  • Nhóm các môn chuyên sâu: Giảng dạy lý thuyết ngôn ngữ như Ngữ âm học, Âm vị học, Từ vựng học, Cú pháp học, Ngữ nghĩa học, Ngữ dụng học, Kí hiệu học, Ngôn ngữ đại cương, Lịch sử ngôn ngữ học,... Hoàn thành các môn học này sẽ giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu, thuần túy về Ngôn ngữ, trang bị được những kỹ năng như phân tích, tổng hợp các vấn đề liên quan đến khoa học  ngôn ngữ.

  • Nhóm các môn học liên ngành: Ngôn ngữ văn chương, Ngôn ngữ học văn bản, Ngôn ngữ học đối chiếu, Ngôn ngữ học văn hóa, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tâm lý …  Đây là những môn học có sự liên quan, giao thoa với các lĩnh vực khác, cung cấp cho sinh viên khả năng trình bày, soạn thảo văn bản hành chính, đối chiếu ngôn ngữ; cảm nhận, xử lý, giải mã các văn bản nghệ thuật…

  • Nhóm môn học có tính ứng dụng cao: Những môn học này được áp dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong một lĩnh vực cụ thể, bao gồm các môn về Ngữ pháp, Ngôn ngữ học máy tính, Ngôn ngữ học ứng dụng, Ngôn ngữ học trong biên tập xuất bản, Ngôn ngữ báo chí, Ngôn ngữ và truyền thông…

4. Du học ngành Ngôn ngữ ở đâu?

Paragraph Image

Sinh viên ngành Ngôn ngữ có nhiều lựa chọn du học tại các quốc gia khác nhau

Ngành Ngôn ngữ hiện nay rất được quan tâm, được nhiều sinh viên lựa chọn theo học như một ngành xu hướng trong xã hội. Nếu bạn đang muốn du học ngành Ngôn ngữ, lựa học tập tại các quốc gia nói tiếng Anh để đắm chìm vào ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng một cách toàn diện chắc chắn là một ý tưởng tuyệt vời. Một số quốc gia tiêu biểu đào tạo các ngành Ngôn ngữ có thể kể đến là:

  • Các khóa đào tạo ngành Ngôn ngữ ở Úc Một số trường hàng đầu có nhiều khóa học Ngôn ngữ tại Úc là University of New England, University of Canberra, The University of Melbourne, Murdoch University, Western Sydney University, The University of Adelaide,... 

  • Các khóa đào tạo ngành Ngôn ngữ ở Anh: Một số trường hàng đầu có nhiều khóa học Ngôn ngữ tại Anh là Manchester Metropolitan University, Aberystwyth University, SOAS University of London, University of Exeter, University of Reading,...

  • Các khóa đào tạo ngành Ngôn ngữ ở Mỹ: Một số trường hàng đầu có khóa học Ngôn ngữ tại Mỹ là New York University, University of Cincinnati, University of North Carolina Wilmington, University of Delaware,...

  • Các khóa đào tạo ngành Ngôn ngữ ở Canada: Một số trường hàng đầu có nhiều khóa học Ngôn ngữ tại Canada là University of Alberta, University of Lethbridge, Western University (Ontario), York University, University of Manitoba,...

  • Các khóa đào tạo ngành Ngôn ngữ ở New Zealand: Một số trường hàng đầu có nhiều khóa học Ngôn ngữ tại New Zealand là University of Auckland, University of Otago, University of Canterbury, The University of Waikato, Victoria University of Wellington,...

Nếu cần thêm thông tin về du học ngành Ngôn ngữ học, vui lòng liên hệ đội ngũ nhân viên tư vấn của IDP để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

5. Triển vọng nghề nghiệp của ngành Ngôn ngữ học

Với nền tảng tốt khi du học ngành Ngôn ngữ, bạn hoàn toàn có thể kết hợp linh hoạt ngành học của mình với các lĩnh vực khác trong thị trường đa dạng như hiện tại. Đặc biệt là với xu hướng của toàn cầu hóa, việc biết một ngoại ngữ thứ hai mang lại rất nhiều giá trị cho người học. Các lĩnh vực mà sinh viên Ngôn ngữ có thể lựa chọn là

  • Lĩnh vực truyền thông, báo chí: Bạn có thể trở thành biên tập viên, phóng viên, biên tập báo, tạp chí, hoặc các vị trí trong trong cơ quan báo chí. Ngoài ra còn có thể sản xuất kịch bản truyền hình, kịch bản phim ngắn, viết nội dung, dẫn chương trình trong các công ty về truyền thông, truyền hình.

  • Lĩnh vực đào tạo: Trở thành giáo viên, giảng viên ngành Ngôn ngữ tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trường nghề, Trung tâm dạy nghề… Hoặc làm giáo viên bộ môn Ngoại ngữ tại các trường THPT, THCS.

  • Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu về Ngôn ngữ, nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành tại các trung tâm nghiên cứu hoặc làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng…

  • Lĩnh vực dịch thuật: Làm việc tại các nhà xuất bản, biên tập sách, báo, tạp chí, công tác xuất bản, dịch các tài liệu, hợp đồng, sách báo, bài viết... từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hoặc biên phiên dịch trực tiếp tại các cuộc họp, hội nghị, sự kiện...

  • Lĩnh vực quản lý văn bản: Làm các công việc hành chính văn phòng như quản trị, quản lý, soạn thảo tài liệu, văn bản, quản lý hệ thống tài liệu,...

  • Lĩnh vực Marketing: Làm truyền thông, quảng cáo, xây dựng nội dung cho các doanh nghiệp, công ty trong các mảng tiếp thị, quan hệ công chúng, ngoại giao.

  • Lĩnh vực nghệ thuật: Sáng tác thơ, âm nhạc, phê bình nghệ thuật,... 

  • Lĩnh vực lưu trữ: Làm các công việc về lưu trữ thông tin, dữ liệu, quản lý tại các trung tâm, thư viện, trường học hoặc đơn vị xử lý thông tin về ngôn ngữ học.

  • Lĩnh vực quản lý nhà nước: Tham gia nghiên cứu và quản lý ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá - xã hội, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc

6. Mức lương của ngành Ngôn ngữ

Mức lương của ngành Ngôn ngữ hiện chưa có thống kê con số cụ thể, vì lý do khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ, sinh viên có thể phát triển sự nghiệp ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, mức lương từ đó cũng có sự khác biệt tùy theo công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Tuy nhiên khi thành thạo ngoại ngữ thì chắc chắn bất kỳ ngành nghề nào cũng có mức lương vô cùng hấp dẫn. 

Mức lương khởi điểm của Cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ thường là từ 400 - 700 USD/tháng (khoảng 9 - 15 triệu đồng) hoặc có thể cao hơn khi làm các công việc đặc thù tại các doanh nghiệp, cơ quan ứng dụng Ngôn ngữ. 


Tìm kiếm cơ hội du học ngành Ngôn ngữ học với hỗ trợ từ IDP!

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về du học ngành Ngôn ngữ từ chương trình đào tạo, các trường giảng dạy, những kỹ năng cần có khi theo học ngành Ngôn ngữ đến cơ hội nghề nghiệp của lĩnh vực này. Nếu bạn cần thêm thông tin của ngành ngôn ngữ hoặc ngành học nào khác, bạn có thể truy cập tính năng tìm kiếm khóa học của IDP.

Tư vấn du học hoặc liên hệ IDP để được nhân viên tư vấn chọn trường và quốc gia du học phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. 

Đặc biệt, bạn có thể tham gia hội thảo du học IDP được tổ chức thường xuyên trong năm để có cơ hội gặp gỡ trực tiếp đại diện trường, săn học bổng du học và xét hồ sơ du học trực tiếp.

Nếu muốn ước tính chi phí sinh hoạt và học phí khi du học ngành Ngôn ngữ, bạn còn có thể chủ động sử dụng Công cụ tính chi phí du học của IDP. 

Liên hệ IDP ngay hôm nay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Xem thêm:

Du học khi đang học đại học được không?

Nên đi du học vào thời điểm nào thích hợp nhất?

Du học cần IELTS bao nhiêu?

Du học nên học ngành gì?

Giải quyết mọi nhu cầu du học chỉ với một tài khoản

Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!

Những bài viết liên quan

Search for articles

Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.

Select a category