Tại sao nên đi du học?
Học ở đâu và học ngành gì?
Làm thế nào để nộp hồ sơ?
Sau khi nhận thư mời nhập học
Chuẩn bị lên đường
Sự kiện và hỗ trợ cho tân du học sinh khi đến nơi
image

Du học ngành Tâm lý học: Cơ hội việc làm và Thử thách

Chủ đề được đề cập

    Bạn muốn khám phá sâu hơn về hành vi, cảm xúc và sức khỏe tinh thần của con người? Bạn muốn phát triển nhận thức sâu sắc về cách họ tương tác lẫn nhau trong cuộc sống? Nếu có, ngành tâm lý học hành vi có thể là một lựa chọn phù hợp trong việc phát triển định hướng của bản thân.

    Vậy ngành tâm lý học ra làm gì? Những lý do nào khiến ngành này thu hút đông đảo du học sinh trong những năm gần đây? Hãy cùng IDP tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

    1. Ngành tâm lý học là gì?

    Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người, từ biểu cảm, tâm trạng đến hành vi của mỗi cá nhân. Đồng thời, các chuyên gia tâm lý cũng sẽ học được cách đánh giá những ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh đến tâm lý của mỗi con người.

    Tâm lý học là một ngành khá rộng, bạn sẽ phải nghiên cứu về nhiều nhóm đối tượng và nhiều khí cạnh tâm lý khác nhau. Điển hình như: tâm lý học hành vi, tâm lý học gia đình, tâm lý của nhóm phụ nữ sau sinh, tâm lý học thanh thiếu niên

    2. Ngành tâm lý học học những gì?

    Trong năm đầu tiên của chương trình học, bạn sẽ được trang bị nền tảng kiến thức về lịch sử và các loại tâm lý học cốt lõi, và mối quan hệ giữa não bộ, hành vi và kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho các nghiên cứu sau đại học hoặc nghiên cứu lâm sàng sau đại học trong tương lai.

    Trong những năm tiếp theo, bạn sẽ nghiên cứu các đơn vị cốt lõi của tâm lý học bao gồm tâm lý sinh học, nhận thức, phát triển và xã hội. Bạn sẽ được giảng dạy các môn học phổ biến như:

    • Tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology)

    • Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology)

    • Tâm lý học xã hội (Social Psychology)

    • Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology)

    • Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology), …

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, các khóa học và nội dung giảng dạy sẽ có sự khác nhau tùy vào chuyên ngành mà bạn lựa chọn. Hãy lựa chọn một chuyên ngành tâm lý dựa trên sở thích và điểm mạnh của bản thân, bởi mỗi chuyên ngành có vai trò quyết định các công việc khác nhau trong tương lai.

    Với những bạn thích trẻ em, bạn có thể chọn tâm lý học giáo dục, được làm việc tại các trường học. Nếu bạn thích điều tra thì hãy chọn theo đuổi lĩnh vực tâm lý học tội phạm. Bạn sẽ có cơ hội được tham gia phỏng vấn và điều tra tội phạm khi hỗ trợ các trinh sát và công an. Nếu bạn thích nghiên cứu và làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, chuyên ngành tâm lý học xã hội sẽ phù hợp với bạn hơn.

    3. Những tính cách phù hợp với ngành Tâm lý học

    Để theo đuổi và thành công trong ngành Tâm lý học, ngoài đam mê, bạn cần có những tố chất quan trọng dưới đây:

    3.1. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

    Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với mọi ngành nghề. Thế nhưng đối với ngành tâm lý học, bạn sẽ cần nâng cao những kỹ năng đó hơn để có thể hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra sự can thiệp sâu sắc và truyền tải thông tin phức tạp đến nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, các chuyên gia tâm lý cũng cần trau dồi và áp dụng chính xác vốn từ vựng về cảm xúc cùng luận điểm thuyết phục người nghe. 

    {asset.title}

    Sự khéo léo trong giao tiếp là chìa khóa để mở ra những giải pháp tối ưu khi tư vấn tâm lý.

    3.2. Khả năng lắng nghe và thấu hiểu, chia sẻ

    Trong các buổi tư vấn hoặc trị liệu tâm lý, các nhà tâm lý học dựa vào kỹ năng lắng nghe để đưa ra những chẩn đoán, từ đó đưa ra những lời khuyên đúng đắn với từng cá nhân. Là một nhà tâm lý học, bạn sẽ cần trang bị khả năng nhận ra những cảm xúc mà khách hàng đang thể hiện, đó có thể là những cảm xúc mạnh mẽ.

    3.3. Tính kiên trì và chịu được áp lực cao

    Đối với bất kỳ ngành học nào, đặc biệt là ngành Tâm lý học, sự kiên trì và chịu được áp lực chính là hai tố chất thiết yếu. Những thói quen cũ rất khó bỏ và trong nhiều trường hợp, các vấn đề của khách hàng sẽ là kết quả của những suy nghĩ tiêu cực và khuôn mẫu hành vi đã tồn tại trong nhiều năm. Vì thế, ngành nghề này đòi hỏi bạn phải thật sự kiên trì để giúp khách hàng định hướng bất kỳ vấn đề thách thức nào mà họ có thể gặp phải trong cuộc sống.

    3.4. Khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

    Nâng cao quá trình nhận thức của bạn bằng cách tiếp cận các vấn đề một cách khác biệt và thúc đẩy những suy nghĩ sáng tạo sẽ giúp bạn có được lợi thế tuyệt vời để tạo ra những nghiên cứu mới về tâm lý học. Điều này cũng giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn để đưa ra những quyết định thông minh tại hiện trường, phòng thí nghiệm hoặc buổi trị liệu.

    4. Ngành Tâm lý học học trường nào?

    Để theo học ngành Tâm lý tại Việt Nam, bạn có thể lựa chọn những trường đại học uy tín như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội và TP.HCM) hay Đại học Sư phạm (Hà Nội và TP.HCM). Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn theo học tại các trường đại học uy tín ở nhiều quốc gia trên thế giới để phát triển tư duy đa chiều và trải nghiệm phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế.

    Bạn có thể tham khảo một số trường đại học uy tín giảng dạy ngành Tâm lý học ở những quốc gia khác trên hệ thống của IDP:

    Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn quốc gia hoặc ngôi trường phù hợp, hãy liên hệ với IDP để được tư vấn mọi thông tin hoàn toàn miễn phí. Hoặc trải nghiệm ứng dụng IDP Live với tính năng Fastlane để xem các khóa học đề xuất cho bạn dựa vào thông tin cá nhân, kết quả học tập và mục tiêu mà bạn cung cấp.

    5. Ngành Tâm lý có dễ xin việc không? Triển vọng công việc ra sao?

    Tất cả các kỹ năng và kiến thức xoay quanh lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học đều mang đến cơ hội cho nhiều ngành nghề khác nhau. Ví dụ, các bạn có thể chọn áp dụng những gì đã học vào các chuyên ngành cụ thể như tâm lý học sức khỏe và tâm lý học lâm sàng. Những người khác chọn tâm lý học kinh doanh, sử dụng chuyên môn để làm việc cho các công ty ở các vị trí như nhà tâm lý học tổ chức công nghiệp.

    Tuy nhiên, với tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết về hành vi con người được nâng cao, bạn có thể thử sức ở những vị trí tiềm năng tùy vào chuyên ngành bạn chọn phát triển:

    • Bác sĩ tâm lý (Psychiatrist)

    • Bác sĩ thần kinh (Neuropsychologist)

    • Nhà tâm lý học học đường (School Psychologist)

    • Chuyên gia Nhân sự (Human Resources Specialist)

    • Nhà tâm lý học trong tổ chức và kinh doanh (Industrial-Organizational Psychologist)

    • Nhà nghiên cứu/ Giảng viên về tâm lý (Researcher/ Lecturer in psychology)

    6. Ngành Tâm lý học lương bao nhiêu?

    Vị trí làm việc

    Mức lương

    Bác sĩ tâm lý (Psychiatrist)

    USD $185,000 - $336,000 / năm

    Nhà tâm lý học trong tổ chức và kinh doanh (Industrial-Organizational Psychologist)

    USD $84,000 - $138,000/ năm

    Nhà tâm lý học thần kinh (Neuropsychologist)

    USD $119,000 to $202,000/ năm

    Nhà tâm lý học học đường (School Psychologist)

    USD $100,000 to $144,000/ năm

    Nhà tâm lý học pháp y (Forensic psychologist)

    USD $105,000 to $174,000/ năm

    Tìm kiếm khóa Tâm lý học phù hợp với bạn tại IDP!

    Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Tâm lý học cũng như những kỹ năng cần có để phát triển công việc trong lĩnh vực này. Để tham khảo các trường giảng dạy lĩnh vực này ở các quốc gia khác nhau, bạn có thể tìm hiểu trên website IDP - Tư vấn du học hoặc liên hệ IDP để được tư vấn mọi thông tin.

    Bên cạnh việc trò chuyện cùng tư vấn viên, IDP luôn tổ chức các hội thảo du học IDP xuyên suốt trong năm, tạo cơ hội cho học sinh và quý phụ huynh gặp gỡ trực tiếp đại diện trường, săn học bổng du học và xét hồ sơ ngay tại chỗ. Để dễ dàng ước tính những khoản phí khi du học ngành Tâm lý học, bạn có thể chủ động tính toán thông qua Công cụ tính chi phí sinh hoạt của IDP.

    Đăng ký tư vấn cùng IDP ngay hôm nay!

    Xem thêm:

    Du học nên học ngành gì? Top các ngành dễ tìm việc

    Ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn: Học gì? Cơ hội việc thế nào?

    Du học ngành Điều dưỡng/Y tá: Điều kiện và Học bổng

    Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI): Học gì và Cơ hội nghề nghiệp

    Giải quyết mọi nhu cầu du học chỉ với một tài khoản

    Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!

    Những bài viết liên quan

    Search for articles

    Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.

    Select a category