Khi đăng ký nộp đơn vào các trường đại học quốc tế, Thư giới thiệu – Letter of Recommendation (LOR) là một trong những điều kiện bắt buộc của một bộ hồ sơ du học. Đặc biệt với những bạn muốn xin học bổng du học, thư giới thiệu lại là một yếu tố không nên bỏ qua. Tìm hiểu thêm về cách viết thư giới thiệu xin học bổng và những điều bạn cần lưu ý nhé.
Thư giới thiệu (Letter of Recommendation) là một bức thư chính thức xác nhận kết quả học tập hoặc khả năng làm việc của một học sinh, thường được viết bởi giáo viên phụ trách hoặc quản lý nơi bạn đang làm việc. Đây là một minh chứng tuyệt vời để thể hiện thông tin và ưu điểm của học sinh, giúp hội đồng tuyển sinh hiểu thêm về bạn.
Thông thường, khi có quá nhiều sinh viên đạt chuẩn dựa trên phương diện điểm số, hội đồng tuyển sinh sẽ dựa vào thư giới thiệu xin học bổng để tìm hiểu về mọi phương diện của ứng viên bao gồm tính cách, giá trị con người và mục tiêu học tập.
Thư giới thiệu bản thân sẽ thể hiện phần nào tư duy, sự sáng tạo và niềm yêu học hỏi của từng cá nhân đối với ngành học.
Thư giới thiệu xin học bổng giúp hội đồng tuyển sinh nhìn được những gì phía sau điểm số của bạn, xem xét các yếu tố khác như phẩm chất cá nhân hoặc kỹ năng lãnh đạo trong các hoạt động từ thiện, sự kiện của cộng đồng.
Thể hiện được mục tiêu học tập và con người của bạn trong tương lai. Điều này sẽ cho hội đồng tuyển sinh thấy rằng bạn có thể hòa hợp tốt trong cộng đồng sinh viên và tạo ra môi trường học tập với nhiều cơ hội.
Cách viết thư giới thiệu bản thân sẽ không quá khó, tuy nhiên, bố cục và định dạng của bức thư sẽ gây ấn tượng ngay từ lần đầu tiên đối với người đọc. Bạn cần nhất quán trong việc căn lề văn bản, chọn cỡ chữ và định dạng phông chữ sao cho phù hợp với mục đích của bức thư.
Bắt đầu với các thông tin sơ lược về “người giới thiệu” . Hãy cho hội đồng tuyển sinh hiểu thêm về mối quan hệ giữa bạn và người giới thiệu (thời gian biết nhau bao lâu, các vị trí và trách nhiệm trong công việc, dự án của mỗi người). Trong phần mở đầu cần nêu bật được vài điểm mạnh chứng tỏ bạn xứng đáng được nhận học bổng.
Mẹo nhỏ khi viết phần mở đầu:
Duy trì giọng điệu thẳng thắng, trang trọng vừa phải
Giới hạn độ dài đoạn mở đầu với tối đa là 6 dòng. Tránh lê thê, dài dòng
Không nên dùng những từ mô tả quá phổ biến như thông minh, nhân hậu, chăm chỉ
Nên tránh những câu mở đầu sáo rỗng như “It is with great pleasure...” hay “It is an honor to recommend...”
Thể hiện sự ủng hộ đối với học sinh bằng cách nêu lên lý do vì sao cá nhân lại xứng đáng được nhận học bổng. Nếu phần thân bài được chia thành nhiều đoạn nhỏ, hãy tập trung vào một kỹ năng, thành tích tại mỗi thời điểm nhất định. Thư giới thiệu xin học bổng cũng cần có sự đồng bộ với hồ sơ du học của bạn, nội dung đáp ứng được yêu cầu của học bổng và khóa học.
Bí quyết giúp phần thân bài hay hơn:
Thêm các số liệu, ví dụ làm rõ khả năng, kinh nghiệm của học sinh
Đảm bảo các câu chuyện, sự kiện là có thật, mang tính cá nhân chính xác. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng của giám khảo giúp hồ sơ được đánh giá cao hơn.
Sự chuyển tiếp của các đoạn văn nên ngắn gọn, dễ hiểu. Được sắp xếp theo một trình tự thời gian nhất định.
Hãy lặp lại một cách ngắn gọn những điểm mạnh, thành tích của bạn có liên quan đến mức học bổng. Thể hiện lý do tại sao bạn lại khác biệt so với những ứng viên khác. Thêm vài ghi chú thể hiện người giới thiệu sẵn sàng trao đổi, cung cấp thông tin giúp làm chứng cho bạn.
“Please feel free to contact me at … should you like to discuss [Your name]’s qualifications and experience further. I’d be happy to expand on my recommendation.”
Lời khuyên cho phần kết bài:
Ngắn gọn (khoảng 4-5 dòng)
Cung cấp thông tin liên hệ (email, số điện thoại) để nhà trường liên hệ nếu họ có bất kỳ câu hỏi nào.
Mỗi trường đại học sẽ có các quy định khác nhau đối với thư giới thiệu. Một số trường chỉ đánh giá cao thư giới thiệu từ các giảng viên, giáo sư có uy tín trong trường học; một số khác lại mong muốn thư giới thiệu đến từ công ty hoặc bất kỳ tổ chức nào bạn từng tham gia làm việc. Dù người giới thiệu của bạn có là ai đi chăng nữa, bạn cũng nên kiểm tra lại và đảm bảo thư giới thiệu xin học bổng của mình đáp ứng những yếu tố sau:
Thư giới thiệu bản thân nên đề cập đến thời gian hai người quen biết nhau, và mối quan hệ giữa hai người là gì. Đó có thể là quản lý, người hướng dẫn trong công việc hay giảng viên phụ trách bộ môn của bạn.
Sự hợp tác dựa trên khía cạnh trực tiếp luôn có tác động tích cực đến hội đồng tuyển sinh vì điều này thể hiện rõ ràng mức độ tương tác giữa người giới thiệu và bạn. Việc làm việc trực tiếp với nhau là một yếu tố quan trọng cho thấy người viết thư hiểu rõ về bạn hơn là những người mà bạn chỉ biết qua người khác hoặc chỉ làm việc chung từ xa.
Một thư giới thiệu xin học bổng cần đánh giá chính xác khả năng và sự phù hợp của bạn đối với khóa học, học bổng bạn muốn đăng ký. Người viết nên tập trung vào sự phù hợp của bạn thay vì nói tốt cho bạn ở các điểm khác.
Ví dụ, người giới thiệu có thể nhắc về những kỹ năng nổi bật liên quan đến ngành bạn muốn theo học, hoặc đề cập đến xếp hạng của bạn như top 3 hay top 1% trong lớp hoặc toàn trường.
Trừ khi được yêu cầu, một lá thư giới thiệu bên hạn chế nhắc đến điểm số trong bất kỳ bài thi, dự án cá nhân nào của học sinh. Những điểm số, thành tích đã được thể hiện trong bảng điểm và các giấy tờ trong hồ sơ du học. Việc nhắc đến điểm số sẽ khiến thư dài dòng và lạc đề.
Nếu bạn cần sự trợ giúp về cách trình bày một lá thư giới thiệu xin học bổng dựa trên điểm số và những thành tích cá nhân của bạn, đừng ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn của IDP để nhận được những lời khuyên tốt nhất.
Thông thường, các trường đại học sẽ có yêu cầu riêng về bài luận, và mẫu riêng đối với thư giới thiệu tiếng anh cho những ai muốn xin học bổng. Bạn sẽ bắt gặp những chủ đề khá phổ biến như: Hãy viết về một người có ảnh hưởng khá lớn trong cuộc đời bạn, Quyển sách nào đã ảnh hưởng đến bạn, hoặc chỉ đơn giản là một kỷ niệm đặc biệt trong cuộc đời bạn.
Tham khảo ngay mẫu thư giới thiệu du học bằng tiếng Anh từ trường Đại học Arizona State:
[Your Name]
[Street Address]
[City, State Zip]
[Today’s Date]
Admission Office
[University Name]
[University Street Address]
[City, State Zip]
Dear Admission Committee,
Introduction paragraph. Include a brief statement about who you are and the purpose of the letter.
Provide details and facts about your relationship to the student being recommended, as well as facts about the individual — including achievements, involvement, employment and responsibilities.
Provide a statement about why the student is qualified or recommended by you with examples that support your recommendation.
Closing paragraph. Summarize your recommendation and state whether you would be willing to further discuss anything mentioned in the letter.
Sincerely,
Signature
[Name]
Trên đây là những kiến thức chi tiết về cách viết thư giới thiệu khi xin học bổng cùng form mẫu thư viết xin học bổng. Một bức thư giới thiệu thuyết phục sẽ giúp hội đồng tuyển sinh dễ dàng nhận thấy được phẩm chất, năng lực và mục tiêu học tập, phát triển trong tương lai của ứng viên.
Bên cạnh đó, để hoàn tất bộ hồ sơ du học với đầy đủ giấy tờ giúp tăng khả năng được nhận học bổng, bạn có thể liên hệ với IDP. Không chỉ đồng hành cùng bạn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, các tư vấn viên tại IDP còn hướng dẫn bạn hoàn thành bài luận, đảm bảo thư giới thiệu gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh ngay từ những giây đầu tiên.
Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học Úc, Canada, Anh, Mỹ, New Zealand và Ireland trong thời gian tới, hãy liên hệ chuyên viên tư vấn của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc.