Topics covered
Với chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới trong khi học phí và chi phí sinh hoạt lại rất phù hợp, du học Canada đã trở thành xu hướng của sinh viên thế giới trong đó có Việt Nam. Thế nhưng việc học tập và sinh sống ở một môi trường mới không hề dễ dàng. Cùng IDP tham khảo những kinh nghiệm du học Canada để có sự chuẩn bị tốt hơn cho hành trình của mình.
Theo kinh nghiệm du học Canada, việc lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của bản thân sẽ giúp bạn phát huy được tối đa lợi thế của mình, giúp bạn có thêm cơ hội tìm việc, và có nhiều cơ hội được định cư tại Canada.
Bạn sẽ có nhiều hứng thú và tinh thần học tập tốt hơn nếu chọn được ngành học mà mình mong muốn. Đồng thời hạn chế được sự chán nản và lười biếng trong quá trình học tập. Tuy nhiên, ngoài việc chọn theo mong muốn cá nhân, bạn cũng nên xem xét cơ hội việc làm và định hướng tương lai để tránh việc chi trả nhiều tiền bạc và thời gian để đi học mà không mang lại lợi ích.
Hiện nay, ở Canada đang có rất nhiều ngành nghề bị thiếu nhân lực. Một số ngành du học Canada được xem là dễ xin việc sau tốt nghiệp:
Ngành học | Cơ hội nghề nghiệp/công việc sau khi tốt nghiệp |
Công nghệ | Chuyên viên phân tích hệ thống Chuyên gia mạng máy tính Quản trị viên hệ thống máy tính Quản lý dự án Chuyên gia phát triển web Chuyên gia hệ thống/mã điều hành Nhà phát triển hệ thống/phần mềm Quản lý dữ liệu Phân tích nghiệp vụ Tư vấn CNTT Kỹ sư phần cứng Lập trình viên Nhà phát triển Front End |
Sản xuất, chế tạo | Giám sát sản phẩm Nhân viên lắp ráp máy Thợ hàn (hàn điện, hàn phun) Thợ máy kỹ thuật tổng hợp Thợ sơn (điện tử, công nghiệp) |
Cơ khí | Kỹ sư thiết kế và chế tạo cơ khí Kỹ sư thực địa xây dựng Kỹ sư điện (dân dụng) Kỹ sư khoan Kỹ sư dân sự Kỹ sư hàn CNC Kỹ sư kiểm tra chất lượng Kỹ sư gia công chế tạo hình |
Marketing và ngành bán lẻ | Chuyên viên/nhân viên nghiên cứu thị trường Nhân viên marketing trên hệ thống mạng xã hội Giám đốc marketing Nhân viên bán hàng Trợ lý Marketing Quản lý dịch vụ khách hàng/chăm sóc khách hàng (Customer Service Manager) Chuyên gia/nhân viên phân tích marketing Quản lý thương hiệu (brand manager) |
Nhân sự | Chuyên viên tuyển dụng Quan hệ và quản lý nhân sự Chuyên viên phân tích hệ thống thông tin nhân sự Giám đốc nhân sự |
Tài chính, kế toán | Kế toán Chuyên viên kinh doanh tiền tệ Kiểm toán viên Chuyên viên tài trợ thương mại Chuyên gia phân tích tài chính Giảng viên ngành tài chính ngân hàng Chuyên viên phân tích và báo cáo tài chính |
Có thể bạn quan tâm: TOP 9 ngành du học Canada tốt nhất, lương cao
Khi chọn trường du học theo kinh nghiệm du học Canada của các du học sinh, bạn cần chọn dựa theo năng lực hiện tại của bạn. Mỗi trường học, ngành học thường có yêu cầu đầu vào khác nhau như điểm GPA, IELTS hay các chứng chỉ liên quan. Bạn cần dựa vào điểm số của mình và so sánh với thông báo của trường để chọn được ngành và trường học phù hợp với năng lực của bản thân. Không có ngôi trường tốt nhất, chỉ có ngôi trường phù hợp với bạn nhất.
Bên cạnh năng lực học thì vẫn còn nhiều tiêu chí khác để bạn xem xét. Một số bạn sẽ lựa chọn trường theo nguyện vọng của gia đình. Một số bạn lại chọn trường theo sở thích của bạn như là ở thành phố lớn hay nơi gần nhà. Nhiều bạn thì lại chọn lựa trường có ngành học mà mình yêu thích hay đơn giản là trường uy tín. Vì vậy IDP sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm chọn trường dưới đây:
Bạn có thể dựa vào danh tiếng: Bạn cần tham khảo qua vài thứ hạng của trường trên các bảng xếp hạng được công bố hàng năm dựa trên chất lượng đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp, số lượng sinh viên quốc tế theo học.
Các chương trình học bổng hàng năm: Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí học tập thì ưu tiên hàng đầu là lựa chọn trường có nhiều học bổng giá trị.
Xem xét vị trí địa lý của trường học: Nếu bạn muốn dành ít thời gian di chuyển thì nên chọn các trường thuận tiện giao thông, gần trung tâm, hay các địa điểm mà bạn thường xuyên di chuyển trong quá trình học.
Mức học phí: Mỗi bạn sẽ thường đưa ra cho mình một mức học phí phù hợp, tham khảo qua nhiều trường và còn dựa vào khả năng tài chính của gia đình. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chọn ngôi trường có mức học phí hợp lý nhất.
Tham khảo Top 300 các trường Đại học Các trường đại học hàng đầu Canada 2022 (Theo bảng xếp hạng QS Rankings), nếu muốn du học các trường trung học, trung học phổ thông và đại học tại Canada
Tên trường Đại học | Xếp hạng trên thế giới |
University of Toronto | 26 |
McGill | 27 |
University of British Columbia | 46 |
Université de Montréal | 111 |
University of Alberta | 126 |
McMaster | 140 |
University of Waterloo | 149 |
Western | 170 |
University of Ottawa | 230 |
University of Calgary | 235 |
Queen’s University at Kingston | 240 |
Dalhousie | 272 |
Simon Fraser | 298 |
University of Victoria (UVIC) | 334 |
Tìm hiểu thêm:
Dựa vào kinh nghiệm du học Canada, việc chọn các thành phố có mức phí sinh hoạt thấp sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể trong quá trình học tập tại quốc gia này.
Nhờ vào chất lượng giáo dục của Canada khá đồng đều giữa các bang/thành phố, nên việc bạn sinh sống ở những thành phố có mức sống thấp không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà bạn nhận lại.
Xem thêm: Du học Canada cần bao nhiêu tiền?
Điều kiện tài chính sẽ quyết định nơi ở của bạn như thế nào theo kinh nghiệm du học Canada. Bạn có thể tham khảo một số nơi ở như:
Kí túc xá: Là nơi có an ninh tốt, thuận lợi cho việc di chuyển và hầu hết các trường đại học đều có ký túc xá. Tuy nhiên giá thuê phòng ở đây khá cao. Nhưng đổi lại, bạn được gặp gỡ nhiều bạn bè quốc tế, nhờ đó trau dồi và phát triển thêm khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng anh. Bạn sẽ mất khoảng 250 - 650 CAD/tháng cho chi phí ký túc xá.
Homestay: Để bạn có thể dễ dàng hòa nhập nhanh hơn với người bản xứ tại Canada thì việc chọn ở homestay là quyết định đúng đắn. Bạn sẽ có cơ hội cải thiện được khả năng giao tiếp của mình một cách đáng kể khi sinh sống và giao tiếp thường xuyên với người bản xứ. Tùy theo vị trí nhà mà mức chi phí dao động từ 50-130 CAD/tháng. Đây được xem là lựa chọn phù hợp nhất để tiết kiệm được một khoản phí cho nơi ở.
Thuê nhà: Nếu bạn mong muốn có một cuộc sống tự do, chủ động về thời gian và đảm bảo được tính riêng tư thì có thể lựa chọn thuê nhà. Để giảm mức phí thuê, bạn nên tìm người ở chung để san sẻ khoản phí đó. Chi phí nhà ở bên ngoài trường sẽ dao động khoảng 300 - 500 CAD/tháng.
Xem thêm: Các loại hình nhà ở dành cho du học sinh tại Canada
Theo kinh nghiệm du học Canada, trước khi lên đường di du học tại Canada, bạn cần chuẩn bị những hành trang cho bản thân để cuộc sống du học của bạn trở nên suôn sẻ hơn. Vì dù sao nền văn hóa và giáo dục khác biệt ít nhiều cũng sẽ khiến bạn bối rối trong thời gian đầu.
Bạn chỉ nên mang khoảng 5.000 USD tiền mặt khi đến Canada trong thời gian đầu. Hoặc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế như: MasterCard, Visa… được mở trước ở Việt Nam sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về tài chính trước khi có thể mở thẻ ngân hàng tại Canada. Ngoài ra, hình thức thanh toán quốc tế Paypal cũng là một tiện ích tuyệt vời, thuận tiện cho việc thanh toán các khoản cần thiết.
Một số loại giấy tờ bạn cần mang theo khi sang Canada như:
Hộ chiếu
Giấy tờ tùy thân quan trọng khác là điều không thể quên (căn cước công dân, giấy khai sinh bản sao công chứng, bằng lái xe…).
Một số giấy tờ chứng minh trình độ học vấn như: Bảng điểm, bằng trung học, giấy khen thưởng, chứng chỉ tiếng anh.
Các chứng chỉ nghề nghiệp hoặc các chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn hiện tại
Thư nhập học của trường
Xác nhận thị thực sinh viên
Bạn cũng cần mang theo các biên lai các khoản phí đã nộp trước đó như: bảo hiểm y tế, học phí,
Các đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ (nếu bạn đang bị bệnh hoặc đang điều trị bệnh).
Hãy ghi nhớ hoặc ghi chú số điện thoại hay email của những người bạn quen ở Canada để có thể giúp đỡ bạn khi cần.
Khoảng 3-5 tấm ảnh cỡ 3×4 và 4×6 để dùng làm hồ sơ khi cần thiết trong thời gian học.
Trang phục: Khi quyết định sống lâu dài tại quốc gia này bạn nên mang theo đủ quần áo theo từng mùa, tất vớ, giày dép mang thường xuyên, và cả kính cận (nếu thị lực không tốt). Hoặc bạn có thể mua sắm chúng sau khi đến đã quen với môi trường và khí hậu nơi đây, nhưng chắc chắn nó sẽ tốn không ít chi phí đấy.
Thực phẩm: Nếu chưa quen với khẩu vị lạ nơi đây, bạn cũng có thể mang theo một số loại thực phẩm giới hạn như: thực phẩm khô, bánh kẹo khô, một số gia vị quen thuộc để nấu ăn trong những tuần đầu.
Thiết bị điện tử: Máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại… Có thể mua ở Canada để đỡ phải mang vác nhiều hành lý.
Các sản phẩm tươi sống từ thịt không đóng hộp bao gồm: thực phẩm tươi sống, khô đông lạnh, thực phẩm được nấu chín, hay hun khói, kể cả các loại thực phẩm muối hay các thực phẩm từ thịt động vật.
Đối với các món ăn từ động vật được chế biến sẵn và đóng gói như: thịt bò khô, thịt gà vụn, chà bông cũng không được bỏ vào hành trang du học Canada. Các loại bánh có thịt như bánh trung thu, xúc xích thịt, hay thức ăn cho động vật từ nhai sống đến đồ hộp đều không được mang theo.
Các loại thực phẩm như: hoa quả, đồ ăn tươi, bột sắn dây, cây cảnh, thuốc là và rượu cũng nằm trong danh mục giới hạn và không được mang theo.
Văn hóa phẩm về vấn đề bản quyền.
Thành tích học tập của bạn sẽ quyết định đến việc xin học bổng du học Canada của bạn. Dựa vào kinh nghiệm du học Canada, bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các suất học bổng để không bị bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào.
Xem thêm: Săn học bổng du học Canada từ 30-100%
Canada không hề cấm du học sinh làm thêm mà còn hỗ trợ, tạo điều kiện cho du học sinh quốc tế có thể vừa đi học vừa đi làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống. Học sinh đủ 18 tuổi tại Canada có được đi làm thêm với thời lượng 20h/tuần được chính phủ Canada cho phép ở hầu hết các nhóm ngành, công việc đều có hợp đồng, bảo hiểm đàng hoàng và được luật pháp bảo hộ.
Để có thể kiếm thêm tiền trang trải các chi phí khi du học tại Canada, bạn có thể đi làm thêm. Một số điều kiện để du học sinh được làm thêm tại Canada:
Sở hữu thị thực du học Canada, loại visa du học dành riêng cho sinh viên
Bạn chỉ cần theo học chương trình đào tạo toàn thời gian tại các trường cao đẳng hay đại học ở Canada trong vòng 6 tháng.
Có số bảo hiểm xã hội (SIN) được cấp bởi chính phủ Canada bao gồm 9 chữ số. Bạn sẽ nhận được các phúc lợi về dịch vụ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi sở hữu mã số này. Để có được mã số SIN, bạn có thể làm thủ tục trực tiếp với những giấy tờ cần thiết theo yêu cầu (chứng minh, tình trạng pháp lý, hồ sơ nhập cảnh, thẻ thường trú nhân, giấy phép du học,...) hoặc đến văn phòng dịch vụ Canada (Service Canada) gần nhất.
Bạn có thể xin giấy phép được xác nhận ở phòng quản sinh của trường. Mặt khác, ở một số bang tại Canada không cho phép du học sinh bạn được đi làm thêm khi mới nhập học. Điều kiện tiên quyết là bạn phải học tập tại trường này ít nhất 6 tháng sau đó xin cấp giấy phép lao động (work-permit) để đi làm thêm.
Lưu ý: Tại Canada, sinh viên vẫn được phép đi làm thêm. Nhưng đối sinh viên du học theo diện trao đổi, sinh viên ngành ngôn ngữ, hay sinh viên tham gia chương trình đào tạo dưới 6 tháng, sẽ bị hạn chế đi làm thêm ngoài giờ học.
Theo đó, chương trình học của những ngành ngôn ngữ khá khó và bạn cần tập trung phần lớn thời gian của mình để xây dựng nền tảng vững chắc cho mình. Vì vậy đối với ngành ngôn ngữ, đi làm thêm có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn.
Đối với các chương trình đào tạo 6 tháng hoặc diện sinh viên trao đổi thì thời gian học tập tại Canada khá ngắn đế bạn có thể tham gia làm thêm.
Mức lương phụ thuộc vào công việc mà bạn chọn. Mức lương trung bình cho tất cả các công việc là khoảng CA $10 - CA $15 một giờ.
Bồi bàn: Công việc khá vất vả thế nhưng được nhiều sinh viên lựa chọn bởi tính chất công việc dễ làm và kiếm được tiền nhanh.
Phụ làm nail: Công việc nhẹ nhàng lương cao phù hợp với các bạn nữ khéo tay.
Làm việc tại nông trại: Công việc chủ yếu là hái lượm và thu rau củ quả trong nông trại. Để làm được việc này, bạn nên có cho mình một sức khỏe thật tốt và yêu thích môi trường làm việc thiên nhiên.
Dắt chó đi dạo: Nếu bạn đã tìm hiểu kỹ về bảo hiểm và luật bảo vệ động vật trước khi nhận công việc thì đây sẽ là công việc khá mới lạ so với các du học sinh Việt Nam cùng với mức lương đáng ao ước.
Ngoài Visa, giấy phép Study Permit sẽ là thẻ bài thông hành giúp bạn đi du học tại Canada một cách hợp pháp Nếu bạn bị từ chối cấp Study Permit thì vẫn có thể bị yêu cầu quay về nước sau khi đã đến Canada dù đã được cấp Visa.
Visa - Thị thực nhập cảnh: Giấy chứng nhận được thông qua bởi Lãnh sự quán Canada ở Việt Nam, giúp xác minh việc bạn được phép nhập cảnh vào quốc gia này và cuối cùng cũng phải được chấp thuận bởi chính phủ Canada.
Study Permit - Giấy phép Du học: Cho phép người nước ngoài (hay du học sinh) được học tập hợp pháp tại Canada trong một khoảng thời gian theo quy định.
Study Permit là một trong những giấy phép quan trọng để bạn được phép du học tại Canada một cách hợp phá. Tuy nhiên có không ít bạn vẫn không có nhiều thông tin về Study Permit. Kinh nghiệm xin Study Permit như sau:
Bước 1: Ở sân bay đến, bạn đến các khu vực bàn thủ tục nhập cảnh. Bạn cần tìm biển chỉ dẫn có ghi “Arrivals/Customs” và làm theo các chỉ dẫn ở đó.
Bước 2: Bạn tiếp tục đến khu vực Hải quan và tìm bảng hiệu “Non-Canadian Citizen”. Tại đây bạn xếp hàng chờ.
Bước 3: Khi đến lượt, nhân viên hải quan sẽ hỏi bạn những câu hỏi để kiểm tra thông tin. Bạn chỉ cần trình bày trung thực về mục đích du học, học tập và trả lời các câu hỏi đó. Bạn sẽ được phỏng vấn ngắn khoảng vài phút một số câu hỏi nếu các thủ tục được diễn ra suôn sẻ:
Bạn đến Canada với mục đích gì?
Bạn sẽ học trường nào tại Canada? Quá trình học bao lâu?
Bạn đã tìm được chỗ ở chưa?
Bạn có người đón ở sân bay không? Người đó là ai
Các giấy tờ, hồ sơ nhập học ban mang theo là gì?
Cuối cùng: Bạn xuất trình các giấy tờ được chuẩn bị sẵn trước khi đến sân bay cùng hồ sơ cần thiết, khai đầy đủ form hải quan. Bạn nên sắp xếp theo thứ tự và đầy đủ các giấy tờ sau:
Hộ chiếu (mở trang có đóng dấu xuất cảnh trên visa từ điểm đi là Việt Nam)
Thư chấp nhận nhập học - Letter of Acceptance (LOA) từ trường đăng ký
Thư chấp nhận nhập cảnh cấp bởi Đại Sứ Quán Canada (Letter of Introduction)
Hóa đơn học phí của năm học đầu tiên
Hồ sơ Chứng minh Tài chính khác (nếu có)
Hồ sơ học thuật (dịch sau đó sao y và được công chứng)
Chú ý:
Nhân viên xuất nhập cảnh cũng có thể yêu cầu xuất trình các loại giấy tờ khác như: đơn thuốc được kê toa bởi bác sĩ đối với một số loại thuốc đặc biệt hoặc giấy khám sức khỏe mà bạn đã thực hiện.
Riêng đối với các sinh viên theo học tại Quebec thì còn phải xin thêm giấy “Certificat d'Acceptation du Quebec” hay CAQ Approval Letter do chính quyền ở thành phố này cấp.
Một số trường hợp đặc biệt, giấy phép du học có thể không được cấp tại sân bay mà buộc phải gửi về nơi ở tại Canada. Lưu ý, bạn cần ghi rõ địa chỉ, mã ZIP code vùng để hồ sơ, giấy phép không bị thất lạc.
Bạn sẽ phải lùi lịch học nếu Study Permit không được gửi trước đó. Vì thế, bạn cần báo với nhân viên xuất nhập cảnh cụ thể về thời gian nhập học để họ có thể gửi Study Permit về kịp lúc.
Ngày nay các bạn trẻ có nhu cầu đi du học nước ngoài ngày càng cao. Vì vậy mà các trung tâm tư vấn cũng theo đó mọc lên. Việc này dẫn đến tình trạng thị trường tư vấn du học ngày càng nhiều phức tạp vì không đảm bảo đủ chất lượng cũng như đầu ra mong muốn. Vì vậy việc chọn đúng công ty tư vấn du học “có tâm và có tầm” sẽ giúp bạn có một hành trình du học thuận lợi hơn rất nhiều.
Chọn lựa IDP là trung tâm cùng bạn đồng hành trong suốt quá trình sang du học tại Canada sẽ không khiến bạn thất vọng. Chúng tôi cam kết tỷ lệ xin thị thực nhập cảnh thành công lên đến 95%. Toàn bộ thời gian từ khi bạn nhận tư vấn đến khi bạn nhập học đều được IDP theo dõi sát sao và hỗ trợ kịp thời nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào.
Trên đây là một số kinh nghiệm du học Canada mà bạn có thể tham khảo. IDP hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho những thông tin bổ ích và có giá trị cho hành trình du học của bạn ở xứ sở lá phong này. IDP chúc bạn sẽ có trải nghiệm thú vị và những kỷ niệm khó quên trong khoảng thời gian du học ở Canada.
Xem thêm:
Create your profile and unlock a wide array of features including personalised recommendations, fast-tracked applications and much more.
Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.