Tại sao nên đi du học?
Học ở đâu và học ngành gì?
Làm thế nào để nộp hồ sơ?
Sau khi nhận thư mời nhập học
Chuẩn bị lên đường
Sự kiện và hỗ trợ cho tân du học sinh khi đến nơi
image

Ngành cơ điện tử: Học trường gì? Cơ hội nghề nghiệp

Chủ đề được đề cập

Sự phát triển của nền công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy những phát triển vượt bậc trong nền kinh tế toàn cầu nói chung, và các lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó, ngành Công nghiệp cơ điện tử được coi là lĩnh vực quan trọng đóng vai trò làm bệ phóng đưa một quốc gia bắt kịp nhịp phát triển này.

Nếu bạn có một niềm đam mê bất tận với các thiết bị cơ khí hiện đại, được thiết kế với tính năng thông minh và tự động, bạn có thể theo đuổi ngành học Cơ điện tử - một trong những lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm từ du học sinh hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết cơ điện tử là gì, cơ hội việc làm và mức lương ước tính trong tương lai.

1. Ngành Cơ điện tử là gì?

Cơ điện tử (Mechatronics Engineering) hay Kỹ thuật cơ điện tử là một lĩnh vực có sự giao thoa giữa kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí và khoa học máy tính chú trọng vào quy trình nghiên cứu, thiết kế và chế tạo những loại máy móc thông minh, có khả năng tương tác cùng con người.

Công nghệ cơ khí điện tử được sử dụng ở nhiều lĩnh vực phổ biến như giải trí, quân sự, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp. Những ứng dụng tiêu biểu tận dụng công nghệ này có thể kể đến như: robot công nghiệp, xe tự lái, nhà thông minh, thiết bị y tế thông minh ..

{asset.title}

Cơ điện tử (Mechatronics Engineering) – lĩnh vực giao thoa giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, khoa học máy tính

2. Ngành Cơ điện tử học những gì?

Dễ thấy từ tên gọi, ngành Cơ điện tử sẽ giảng dạy cho bạn những kiến thức xoay quanh khía cạnh “cơ chế” và “điện tử”. Khi theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về:

  • Sản xuất tích hợp vi máy tính

  • Quá trình sản xuất và tự động hóa trong nhà máy

  • Những tính chất vật lý và hóa học của vật liệu dùng trong công nghiệp

  • Những cơ chế thiết kế máy móc và động học

  • Hệ thống điều khiển cơ điện tử và bộ điều khiển logic lập trình.

  • Các nguyên tắc điều khiển công nghiệp, bao gồm dụng cụ, mạch, linh kiện và kỹ thuật điều khiển.

Trong suốt quá trình học, các bạn sẽ được giảng dạy những phương pháp kết hợp giữa mảng “điện” và “cơ khí” để cho ra đời các phát minh mới hoặc cải tiến những thiết kế có sẵn. Bạn sẽ được thực hành và rèn luyện kiến thức thông qua các khóa thực tập, các dự án thực tế trong khu công nghiệp, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Bên cạnh đó, bạn còn được trang bị những kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng Thiết kế và Phân tích hệ thống

  • Kỹ năng thích ứng và học hỏi

  • Kỹ năng lập trình và phần mềm

  • Hiểu Biết về cảm biến và Hệ thống điều khiển

  • Cập nhật kiến thức công nghệ mới

3. Ngành Cơ điện tử nên học ở đâu?

Để theo đuổi và tốt nghiệp ngành Cơ điện tử, bạn sẽ phải mất khoảng 3-4 năm đối với bậc Đại học, và 2 năm đối với các chương trình Sau Đại học (Thạc sĩ). Tại Việt Nam, bạn có thể theo học chương trình Cơ điện tử tại các trường: ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ĐH Công nghệ Sài Gòn .…

Nếu bạn muốn được học tập và trau dồi kinh nghiệm thực tiễn tại các trường thuộc những quốc gia đang phát triển, bạn có thể tham khảo các khóa học được liệt kê ở từng quốc gia dưới đây:

Du học ngành Cơ điện tử & Tự động hóa tại Úc

Du học ngành Cơ điện tử & Tự động hóa tại Canada

Du học ngành Cơ điện tử & Tự động hóa tại Anh

Du học ngành Cơ điện tử & Tự động hóa tại Mỹ

4. Ngành Cơ điện tử ra trường làm gì?

Lĩnh vực Cơ điện tử được dự đoán sẽ tăng trưởng khá mạnh, đi kèm là những cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai gần. Điển hình tại Mỹ, ngành học này được xác định là ngành học đầy tiềm năng với cơ hội việc làm rộng mở. Khi tốt nghiệp từ ngành Công nghệ cơ điện tử, bạn sẽ dễ dàng tìm được việc làm ở nhiều vị trí hấp dẫn như:

  • Kỹ sư thiết kế/xử lý sự cố hệ thống điều khiển các phần cứng, phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động

  • Cố vấn, giảng viên hay nhà nghiên cứu chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử

  • Chuyên viên kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy

  • Kỹ sư thiết kế điện tử

  • Nhà khoa học dữ liệu/nhà phân tích dữ liệu lớn

  • Quản lý, giám sát kỹ thuật tại các doanh nghiệp

Tốt nghiệp từ ngành Cơ điện tử, bạn có thể tìm kiếm công việc ở những tập đoàn lớn như Samsung, HP, LG Electronics, Siemens .. Những công việc này có thể xoay quanh đến quy trình phát triển tự động hóa dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Đồng thời, bạn có thể thử sức bản thân ở các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo, vị trí vận hành robot phân loại, đóng gói hàng hóa.

{asset.title}

Bạn có thể thử sức ở vị trí vận hành bảo trì các hệ thống điện tử, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động.

5. Mức lương ngành cơ điện tử là bao nhiêu?

Dựa trên những đặc thù của ngành nghề, yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm cũng như tính chất công việc khá phức tạp, chế độ đãi ngộ của các vị trí công việc này cũng khá cao hơn so với các ngành nghề khác. Mức lương ngành cơ điện tử sẽ có sự khác nhau tùy vào bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, vị trí đảm nhận cũng như địa điểm làm việc.

  • Khi tốt nghiệp và làm việc ở vị trí cơ bản, chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhận được mức lương từ 7-9 triệu/ tháng. Với kinh nghiệm hơn một năm, mức lương có thể lên đến 14 - 20 triệu mỗi tháng.

  • Kỹ sư tự động hoá cũng nhận được mức đãi ngộ cao so với mặt bằng chung. Một kỹ sư đảm nhận vai trò vận hành và bảo trì máy móc có mức lương trong khoảng từ 8-15 triệu đồng/tháng. Kỹ sư điện tử cũng là một vị trí mà bạn có thể cân nhắc. Sinh viên tốt nghiệp ngành cơ điện tử ở mảng này có thể nhận 7-8 triệu đồng/tháng.

Tìm kiếm khóa học Cơ điện tử phù hợp với bạn tại IDP!

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Cơ điện tử cũng như những kỹ năng cần có để phát triển công việc trong lĩnh vực này. Để tham khảo các trường giảng dạy lĩnh vực này ở các quốc gia khác nhau, bạn có thể tìm hiểu trên website IDP - Tư vấn du học hoặc liên hệ IDP để được tư vấn mọi thông tin.

Bên cạnh việc trò chuyện cùng tư vấn viên, IDP luôn tổ chức các hội thảo du học IDP xuyên suốt trong năm, tạo cơ hội cho học sinh và quý phụ huynh gặp gỡ trực tiếp đại diện trường, săn học bổng du học và xét hồ sơ ngay tại chỗ. Để dễ dàng ước tính những khoản phí khi du học ngành Tâm lý học, bạn có thể chủ động tính toán thông qua Công cụ tính chi phí sinh hoạt của IDP.

Đăng ký tư vấn cùng IDP ngay hôm nay!

Hotline tư vấn du học miễn phí: 19006955

Xem thêm:

Top 10 ngành học có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai

Ngành Trí tuệ nhân tạo (AI): Học gì và Cơ hội nghề nghiệp

Ngành Khoa học máy tính: Tất tần tật điều bạn cần biết

Ngành Tâm lý học: Cơ hội việc làm và Thử thách

Giải quyết mọi nhu cầu du học chỉ với một tài khoản

Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!

Những bài viết liên quan

Search for articles

Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.

Select a category