Chủ đề được đề cập
Ngành Digital Marketing thời gian gần đây nổi lên như một hệ quả tất yếu của việc thông tin kỹ thuật số đang phát triển một cách chóng mặt. Vì vậy ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên tò mò và hứng thú tìm hiểu về ngành này. Nếu bạn cũng muốn hiểu rõ hơn về Digital Marketing là gì, tại sao lại được săn đón như vậy, thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời tường tận nhất nhé!
Ngành Digital Marketing đang trở nên hot hơn bao giờ hết.
Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị số, tổng hợp các hoạt động marketing có sử dụng Internet nhằm mang sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng. Với việc biến công nghệ thành công cụ chính phục vụ marketing, doanh nghiệp thành công hơn trong việc phủ sóng thương hiệu và tương tác với khách hàng, qua các kênh thông tin điện tử như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,...
Thêm một đặc điểm khiến ngành Digital Marketing trở thành lựa chọn tối ưu của đa số doanh nghiệp hiện nay, đó là thông qua dữ liệu trực tuyến từ những hoạt động trên mang lại. Các chuyên chuyên gia marketing dễ dàng phân tích mức độ hiệu quả cũng như xu hướng của khách hàng, để từ đó có những sự thay đổi và cải tiến phù hợp.
Bên cạnh sự phát triển chóng mặt ngành Digital Marketing, khi lựa chọn ngành học này các bạn học sinh, sinh viên cần đối mặt các cơ hội và thức như:
Theo thống kê thì số người dùng Internet ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2021 là 68,72 triệu người. Con số này vẫn đang có chiều hướng tăng mạnh, kéo theo đó là sự phát triển chóng mặt của ngành Digital Marketing. Hãy cùng đi tìm hiểu xem ngành này có gì hấp dẫn nhé!
1 - Nền tảng công nghệ số đang ngày càng phát triển
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, Internet như một món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Ở Việt Nam, bằng chứng là con số 49,3 triệu người mua sắm trực tuyến năm 2020, đứng đầu Đông Nam Á. Điều này khiến các doanh nghiệp không thể không xem ngành Digital Marketing như một công cụ hữu hiệu giúp tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi và cũng là lý do vì sao ngành Digital Marketing lại ngành càng phát triển và được nhiều người theo đuổi.
Tại Việt Nam, 49,3 triệu người mua sắm trực tuyến năm 2020, đứng đầu Đông Nam Á
2 - Được thỏa sức sáng tạo
Với sự phát triển nhanh như “vũ bão” của công nghệ, sự thay đổi liên tục trong nhu cầu của khách hàng nên khi đến với ngành Digital Marketing, bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo, thỏa sức phát triển những ý tưởng mới, hình ảnh, câu chữ,... mang tính đột khá, khác biệt nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau trên các trang mạng xã hội vô vàn biến số.
3 - Hình thức học tập đa dạng
Như đã đề cập ở trên, hiện nay ngành Digital Marketing đang trên đà phát triển chóng mặt và rất nhiều bạn học sinh sinh viên có nhu cầu muốn tìm hiểu. Có thể thấy bây giờ các trường đại học tại Việt Nam cũng như quốc tế đang ngày càng mở rộng và chú trọng việc đào tạo ngành Marketing giúp bạn có thể thỏa sức lựa chọn nơi phù hợp với điều kiện địa lý, học lực cũng như tài chính của mình.
Không chỉ thế, với những bạn đang học ngành khác hoặc những người đã đi làm không có điều kiện lên lớp thường xuyên nhưng có niềm đam mê với ngành Digital Marketing vẫn có rất nhiều khóa học trực tuyến hay khóa học ngắn hạn có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn.
4 - Cơ hội nghề nghiệp mở rộng
Dù là làm về lĩnh vực nào thì với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền tảng thông tin kỹ thuật số hiện nay, các doanh nghiệp cũng không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của ngành Digital Marketing. Các xu hướng công nghệ trên Thế giới chuyển đổi và phát triển qua từng ngày từng giờ. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing không phải quá lo lắng về việc làm khi có thể thử sức ở đa dạng lĩnh vực và vị trí khác nhau tùy sở thích, năng lực và kinh nghiệm.
Sinh viên học ngành Digital Marketing không phải lo thất nghiệp thử sức ở đa dạng lĩnh vực và vị trí khác nhau tùy sở thích, năng lực và kinh nghiệm
5 - Nguồn thu nhập hấp dẫn
Tùy thuộc vào kinh nghiệm và vị trí làm việc mà bạn có thể nhận được các mức lương khác nhau. Từ vị trí Thực tập sinh được trợ cấp tầm 3 - 4 triệu đồng/tháng đến vị trí Trưởng phòng hoặc Giám đốc (khoảng 5 năm kinh nghiệm) sẽ từ 20 triệu đến > 40 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đối với nhân lực ngành Digital Marketing là freelancer có thể làm việc cho nhiều bên khác có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau.
Cùng với 5 cơ hội kể trên là những thách thức đặt ra cho ngành Digital Marketing. Chúng ta cần nhìn nhận một cách thực tế để có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.
1 - Tỷ lệ cạnh tranh cao
Nhiều cánh cửa hứa hẹn mở ra với ngành Digital Marketing khiến ngày càng nhiều người muốn chen chân vào lĩnh vực này là điều tất yếu. Số lượng các công ty từ offline đến online liên tục tăng lên cùng với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ số tạo nên áp lực rất lớn cho người làm Marketing. Bạn cần phải nắm bắt, học hỏi kịp thời các xu hướng mới, liên tục đổi mới và sáng tạo để không bị tụt lại phía sau hay thậm chí là bị đào thải.
Ngành Digital Marketing là 1 trong những ngành đang có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất
2 - Đòi hỏi sự sức sáng tạo và nỗ lực không ngừng
Một 1 ngành nghề có mức độ cạnh tranh cao như ngành Digital Marketing đồng nghĩa với việc bạn phải sáng tạo và nỗ lực không ngừng để đạt được thành tựu. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì bộ nhận diện thương hiệu phải thật độc đáo và khác biệt mới mong có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Vì vậy, sáng tạo và bền bỉ là 2 yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn có chỗ đứng trong ngành này.
Bạn phải thật sự nỗ lực và sáng tạo nếu muốn phát triển trong ngành Digital Marketing.
3 - Kỹ thuật và xu hướng thay đổi không ngừng
Thêm một thách thức trong ngành Digital Marketing, đó là các xu hướng công nghệ cũng như nhu cầu khách hàng luôn biến động không ngừng. Để làm marketing tốt, ngoài việc sáng tạo trong các câu chữ, hình ảnh, bạn cần phải theo dõi sát sao các trang truyền thông phổ biến như Facebook, Youtube, Tiktok,... để kịp thời cập nhật xu hướng mới trên thị trường. Từ đó tạo ra những ý tưởng và hướng đi phù hợp thị hiếu người dùng.
4 - Nền tảng trực tuyến bị mất kiểm soát
Làm việc thông qua Internet tức là bạn đang đặt niềm tin của mình vào tính phổ biến và dễ tin cậy của nó. Tuy nhiên, các kênh truyền thông kỹ thuật số đó chung quy cũng chỉ là bên thứ ba đưa sản phẩm, dịch vụ của bạn đến gần hơn với khách hàng, bạn không thể nào kiểm soát được tất cả.
Khi học Digital Marketing, trước hết bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản của ngành. Sau đó, sẽ được đào tạo sâu hơn về kỹ năng chuyên môn hơn như SEO, hành vi khách hàng, tiếp thị qua email marketing,...
Khi đi vào học kiến thức chuyên môn, bạn sẽ nắm bắt được các công cụ marketing, cách lập kế hoạch và chiến lược, truyền thông mạng xã hội, cũng như là hành vi/ tâm lý người tiêu dùng.
1 - Các công cụ marketing
Bất kỳ khóa học Digital Marketing bất kỳ nào cũng sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc về khái niệm, cách vận hành cũng như hiệu quả của một số công cụ cơ bản như: SEO, mạng xã hội, Google Ads, Email Marketing.
2 - Lập kế hoạch và chiến lược
Bằng việc ứng dụng các công cụ trên, các môn học về chiến lược Digital Marketing sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để lên một cách bài bản và thực hiện một chiến dịch marketing thành công và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn còn được học cách kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các công cụ tiếp thị truyền thống và tiếp thị số.
Các môn học về chiến lược Digital Marketing sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để lên một cách bài bản và thực hiện một chiến dịch marketing thành công
3 - Truyền thông mạng xã hội
Các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội, nắm vững các phương thức tiếp thị thông qua các kênh truyền thông xã hội. Từ đó tăng tương tác và khẳng định được thương hiệu của mình đối với khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, bạn cũng học được cách sử dụng các công cụ như: Facebook Insights, Google Analytics hay Web Analytics để đánh giá và đo lường tính hiệu quả các chiến dịch Digital Marketing.
4 - Hành vi/Tâm lý người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người hoặc nhóm người có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ hoặc đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ phục vụ mục đích nào đó (khác với người mua). Học về hành vi/tâm lý người tiêu dùng giúp bạn có những hiểu biết nhất định về đặc điểm, nhu cầu, sở thích, thói quen mua sắm cũng như các yếu tố tác động đến hành vi của họ. Từ đó có thể xây dựng được chiến dịch digital marketing phù hợp và hiệu quả, ảnh hưởng tích cực lên đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Nắm bắt được tâm lý khách hàng là doanh nghiệp đã đi được một nửa chặng đường đến với thành công.
Dưới đây là 3 kỹ năng cốt lõi nhất trong ngành Digital Marketing, ngoài ra còn vô vàn những kỹ năng cơ bản khác bạn sẽ được trau dồi để trở thành một marketer giỏi.
1 - Kỹ năng phân tích dữ liệu
Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng tác động trực tiếp đến sự thành bại của một chiến dịch Digital Marketing. Tất cả những hành vi thể hiện hiện thái độ của người xem đối với chiến dịch của bạn như tương tác, hay bỏ qua quảng cáo đều được thống kê đầy đủ và rõ ra bằng các công cụ trực tuyến. Việc quan sát và phân tích những dữ liệu này giúp bạn đánh giá được mức độ hiệu quả của nội dung và có những điều chỉnh phù hợp.
2 - Kỹ năng công nghệ
Thời đại công nghệ 4.0, việc trang bị cho mình các kỹ năng và hiểu biết nhất định về đồ họa, web,... sẽ giúp bạn có được tự tin trong bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt đối với Digital Marketing. Các xu hướng và công nghệ ứng dụng trong ngành phát triển từng ngày, từng giờ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải liên tục học hỏi và thích nghi với nó để có thể hỗ trợ công việc một cách hiệu quả nhất.
3 - Kỹ năng viết bài
Để thu hút và giữ chân khách hàng, một điều tất yếu là nội dung bạn ra phải thật hay ho và thú vị. Nội dung (hay content) chính là tinh hoa, yếu tố quan trọng nhất trong ngành marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng. Dù đó là bài PR, review, hay bài chuẩn SEO thì để có thể chạm đến trái tim khách hàng. Truyền tải được thông điệp mong muốn thì bạn đều cần phải trau dồi kỹ năng viết bài, hay kỹ năng làm content một cách nghiêm túc và bài bản.
Kỹ năng viết bài là kỹ năng quan trọng bậc nhất quyết định đến yếu tố thành bại của 1 chiến dịch marketing.
Nếu có hứng thú và muốn tìm hiểu về Digital Marketing, bạn có thể tham khảo các ngành học và nơi đào tạo chúng tôi đề xuất dưới đây.
Xem tới đây, chắc hẳn các bạn rất tò mò về ngành học có liên quan đến Digital Marketing. Cùng xem ngay 5 ngành học được áp dụng vào Digital Marketing nhiều nhất hiện nay nhé!
1 - Ngành Truyền thông
Tương tự Digital Marketing, truyền thông là một phương tiện kết nối doanh nghiệp với khách hàng, tác động khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì truyền thông đang từng bước phủ sóng và lấn sang các trang mạng xã hội, kênh thông tin kỹ thuật số,..
2 - Ngành Marketing
Đối với một sinh viên chuyên ngành marketing, bạn sẽ được tiếp cận và trau dồi các kiến thức và kĩ năng liên quan đến kinh doanh nói chung và chuyên sâu về marketing nói riêng như: nghiên cứu, phân tích thị trường, quảng bá thương hiệu, định giá sản phẩm, tổ chức sự kiện, xây dựng kế hoạch truyền thông, nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng,..
Truyền thông đang từng bước phủ sóng và lấn sang các trang mạng xã hội, kênh thông tin kỹ thuật số,...
3 - Ngành Marketing Thương mại
Marketing thương mại, hay còn gọi là Trade Marketing hoạt động marketing tập trung vào việc hỗ trợ trực tiếp cho công đoạn bán hàng và chăm sóc khách hàng. Với chuyên ngành Marketing thương mại, bạn sẽ có được trang bị các kiến thức và kỹ năng liên quan đến xu hướng vận động của thị trường, hành vi khách hàng và cách vận hành một dự án marketing cụ thể. Một Digital Marketer cần nắm rõ những điều đó để có thể tối ưu hóa công việc của mình.
4 - Ngành Quản trị thương hiệu
Ngành Quản trị thương hiệu cho phép bạn bạn học cách phát triển những chiến lược, hướng đi đúng đắn cho sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời tạo được sự nhất quán trong thương hiệu và để lại ấn tượng tốt cho người tiêu dùng. Nếu Trade Marketing giúp nhãn hàng nổi bật tại điểm bán thì Quản trị Thương hiệu (hay Brand Marketing) giúp nhãn hàng ghi điểm trong tâm trí khách hàng.
5 - Ngành Kinh doanh kỹ thuật số
Kinh doanh kỹ thuật số là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam đóng vai trò như một giải pháp toàn diện để bao quát các yếu tố xoay quanh kinh doanh trên nền tảng công nghệ. Học về kinh doanh kỹ thuật số ngoài cung cấp các kiến thức về kinh doanh còn giúp bạn nâng cao khả năng tư duy chiến lược cùng với kỹ năng ứng dụng công nghệ. Hầu như đây đều là những điểm khá tương đồng với các kiến thức ngành Digital Marketing.
Để học Digital Marketing bạn có rất nhiều sự lựa chọn
Chuyên ngành Marketing nói chung và bộ môn Digital Marketing nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến và được bổ sung vào hệ thống đào tạo bài bản của các trường Đại học ở Việt Nam. Dưới đây là thông tin về top 8 các trường có ngành Digital Marketing tốt ở Việt Nam:
Trường | Tổ hợp xét tuyển | Điểm chuẩn (2021) | Học phí |
Đại học Kinh tế Quốc dân | A00, A01, D01, D07 | 28.15 | Từ 15 đến 20 triệu đồng/năm học |
Đại học Thương mại | A00, A01, D01, D07 | 27.15 - 27,45 | Từ 15 – 17 triệu đồng/năm học |
Đại học FPT | A00, A01, D01, D96 | 21 (xét theo phương thức học bạ) | Khoảng 27 triệu đồng/học kỳ |
Đại học Tài chính - Marketing | A00, A01, D01, D96 | 27.1 | Khoảng 57 triệu đồng/ năm học |
Đại học Kinh tế TP.HCM | A00, A01, D01, D07 | 27,5 | Khoảng 22 triệu đồng/năm học |
Đại học RMIT | Điểm trung bình lớp 12 THPT và tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào của trường | Khoảng 300 triệu đồng/năm học | |
Đại học Swinburne Việt Nam | Xét tuyển theo tiêu chuẩn riêng | Khoảng 50 triệu đồng/năm học | |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | A00, A01, D01, C00 | 15 | Khoảng 105 triệu đồng/học kỳ |
Không những Việt Nam đang bùng nổ mạnh công nghệ số, mà hiện nay các quốc gia thuộc Châu Âu đã chú trọng từ rất lâu. Chính vì vậy, việc du học sẽ giúp các du học sinh tìm hiểu được sự phát triển mạnh mẽ từ các quốc gia hàng đầu. Cùng tìm hiểu ngay việc du học Digital Marketing tại nội dung dưới đây nhé!
1 - Lợi ích của việc du học ngành Digital Marketing
Trong bối cảnh mà người người nhà nhà đổ đi học đi làm marketing như hiện nay, việc bạn có trong tay tấm bằng Digital Marketing quốc tế cùng với những trải nghiệm thực tế khác biệt của bạn ở nước ngoài sẽ là một điểm nhấn khiến bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, một lợi thế nữa khi đi du học ngành Digital Marketing là bạn có cơ hội gặp gỡ làm quen với nhiều người bạn mới đến từ khắp các châu lục và cùng lúc trải nghiệm được nhiều nét văn hóa khác nhau. Khi bạn đi làm và phải làm việc với khách hàng nước ngoài thì đây chính là điểm cộng giúp bạn ghi điểm đối với họ nếu bạn có thể nắm rõ sự khác biệt về văn hóa và ứng xử cho thật khéo léo phù hợp.
Bạn có cơ hội được tiếp xúc nhiều người bạn mới với các nét văn hóa khác nhau khi di du học.
2 - Du học ngành Digital Marketing ở đâu tốt?
Bảng dưới đây là đề xuất danh sách các quốc gia và trường đại học nổi tiếng tại đó về đào tạo ngành Digital Marketing:
Quốc gia | Các trường Đại học | Mức phí tham khảo |
Anh | University of Bath University of Leeds University of Strathclyde Newcastle University University of Manchester | $30,000 – $53,700/năm. |
Mỹ | University of Michigan University of Pennsylvania New York University University of California | CĐ cộng đồng: từ 9.000 USD/ nămĐại học công lập: từ 14.000 USD/nămĐại học tư thục: từ 18.000 USD/năm |
Úc | RMIT University George University Macquarie University Latrobe University Swinburne University of Technology | $9,466 – $25,017/năm |
New Zealand | Đại học Otago Ara Institute of Canterbury Southern Institute of Technology Đại học Otago Polytechnic Đại học công nghệ Auckland | $11.000 – $37.000/năm |
Canada | Cao đẳng Sheridan Đại học Queen’s Đại học Saskatchewan Đại học Manitoba | $12.000 CAD đến 17.000CAD/năm |
IDP là trung tâm tư vấn du học hiện có mạng lưới gồm 80 văn phòng tuyển sinh quốc tế tại 30 quốc gia khác nhau. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào khác, hay còn băn khoăn với ý định du học ngành Digital Marketing và xin học bổng của mình. Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia du học tại IDP Education để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ cùng tình trạng khát nhân lực của ngành Digital Marketing hiện nay thì cơ hội việc làm sau khi ra trường của các bạn sinh viên ngành này thực sự rất lớn.
Triển vọng nghề nghiệp trong ngành Digital Marketing đi kèm với mức lương được đánh giá cao hơn với mặt bằng chung so với Marketing truyền thống. Cụ thể là:
1 - Các lĩnh vực chuyên sâu
Digital Marketing là một ngành lớn và đa dạng ở nhiều lĩnh vực, cầm tấm bằng này ra trường thì bạn có thể lựa chọn làm việc chuyên sâu ở các mảng như:
Search engine optimization (SEO): Sự kết hợp giữa nội dung và việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm nhằm tăng khả năng đưa sản phẩm/website lên top đầu hiển thị của Google, Cốc Cốc,...
Content marketing: Tập trung vào việc phát triển nội dung phù hợp và thu hút khách hàng mục tiêu. Qua đó giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm nhiều đối tượng tiềm năng và tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Social media marketing: Đơn giản là việc tận dụng sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok hay Youtube để quảng bá về sản phẩm, dịch vụ.
Digital Advertising: Hình thức quảng cáo trực tuyến thông qua các nền tảng kỹ thuật số bao gồm: quảng cáo trên các mạng xã hội, quảng cáo trả tiền trên mỗi click chuột (PPC) và quảng cáo hiển thị (đặt banner trên các website, quảng cáo trên điện thoại hay ứng dụng điện thoại).
Bạn có đa dạng sự lựa chọn công việc khi tốt nghiệp ngành Digital Marketing.
2 - Vị trí làm việc
Học ngành Digital Marketing sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm nhiều vị trí đa dạng trong hệ thống, có thể kể đến một số vị trí làm việc cụ thể như:
Quản lý Digital Marketing: Giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến dịch marketing.
Chuyên viên phân tích chiến dịch marketing: Phân tích, nhận xét, đánh giá về độ hiệu quả trong hoạt động marketing và đưa ra giải pháp cho các vấn đề tồn đọng.
Quản lý Marketing: Phân tích, lập kế hoạch, tạo lập và củng cố, duy trì mối quan hệ có lợi với khách hàng tiềm năng nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Quản lý tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tăng lượng truy cập website bằng cách tăng mức độ hiển thị website đối với người dùng trên các công cụ như Google, Cốc Cốc, Yahoo,…
Quản lý thương hiệu: Nâng cao nhận dạng thương hiệu trên thị trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với thị trường mục tiêu.
Chuyên viên tư vấn quảng cáo: Đề xuất và hiện thực hóa các ý tưởng, thông điệp quảng cáo dựa trên những yêu cầu, mong muốn của khách hàng.
Chuyên viên xây dựng chiến lược: Một tập hợp các hướng dẫn, giải pháp, kế hoạch dài hạn để xây dựng, phát triển thương hiệu và chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số.
Học ngành Digital Marketing sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm nhiều vị trí đa dạng trong hệ thống
Mức lương theo đuổi ngành Digital Marketing dành cho các sinh viên vừa ra trường và người đã có kinh nghiệm trong nghề có mức gia động từ 1,5 triệu đến 100 triệu. Cụ thể là:
1 - Mức lương khởi điểm
Mức lương khởi điểm của sinh viên học Digital Marketing mới ra trường phụ thuộc vào lượng thời gian làm việc.
Hình thức làm Part time: Số tiền nhận được trung bình sẽ từ 1,5 triệu – 2 triệu/tháng.
Hình thức Full time: Trong thời gian thử việc thì bạn sẽ được trả lương cứng bình quân 5 triệu – 6 triệu/tháng. Nếu lên làm chính thức thì mức lương này có thể lên đến khoảng 7 – 12 triệu/tháng.
2 - Mức lương theo kinh nghiệm
Tùy theo lĩnh vực cụ thể bạn làm mà mức lương bạn nhận được cũng sẽ không giống nhau. Thông thường theo chính sách của hầu hết công ty, nếu bạn có nhiều năm làm việc, cống hiến, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn thì chắc chắn sẽ có mức lương cao hơn. Ví dụ lương của nhân viên Marketing sẽ rơi vào tầm 6 – 8 triệu/tháng + thưởng. Còn với vị trí quản lý, trưởng phòng hoặc giám đốc thì sẽ khoảng 20 – 30 triệu/tháng, cao nhất có thể lên đến con số 100 triệu đồng/tháng.
Dưới đây là các thắc mắc thường thấy ở nhiều học sinh sinh viên đang muốn tìm hiểu về Digital Marketing, hi vọng có thể phần nào giải đáp cho bạn.
1 - Không học Marketing thì có làm Digital được không?
Bạn hoàn toàn CÓ THỂ làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing kể cả khi bạn đang theo học ngành khác. Hiện nay có rất nhiều khóa học onl hay ở các trung tâm đào tạo về Digital Marketing hay thậm chí bạn có thể tìm thấy vô số nguồn tài liệu tham khảo có sẵn trên mạng. Điều này gia tăng khả năng học thêm các kiến thức mới mà không quá bị gò bó.
2 - Học Digital Marketing nên học tất cả hay tập trung vào một lĩnh vực?
Digital Marketing là một khái niệm rất lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như Social Media Marketing, SEO, SEM hay Email Marketing. Vì vậy, bạn nên học hỏi đồng đều tất cả từ các kiến thức cơ bản đến kỹ năng chuyên môn để bảo đảm có sự hiểu biết nhất định trong mọi lĩnh vực. Sau khi đã có cái nhìn tổng quát, bạn có thể chọn ra cho mình thứ bạn cảm thấy phù hợp và muốn gắn bó lâu dài nhất để trau dồi và phát triển thêm.
3 - Học Digital nên bắt đầu từ đâu?
Nếu hiện tại bạn mới chỉ chập chững bước chân vào ngành này thì bạn nên tra cứu và tìm hiểu thật kỹ đặc điểm, cách vận hành của Digital Marketing nói chung cũng như đi sâu vào nghiên cứu từng mảng nhỏ hơn. Nếu bạn cảm thấy đặc biệt hứng thú với một lĩnh vực cụ thể nào thì có thể tập trung vào học hỏi và phát triển thêm ở mảng đó.ó
4 - Có thể học thêm về Digital Marketing ở đâu?
Có vô vàn tài liệu học tập về Digital Marketing từ nhiều nguồn khác nhau như các trang web chia sẻ tài liệu miễn phí, giáo trình Digital Marketing hay các khóa đào tạo chuyên sâu,... Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội hay blog của các cá nhân kiến thức nổi trội trong ngành Digital Marketing.
Bạn lưu ý nên tra cứu và học hỏi từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng thông tin nạp vào cũng như tiết kiệm thời gian cho bản thân.
Như vậy, bài viết đưa đến cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về ngành Digital Marketing, gợi ý các cơ sở đào tạo có chuyên môn tốt về ngành này đồng thời giải đáp một số câu hỏi thường gặp. Nếu bạn vẫn còn điều gì thắc mắc hay có ý định du học ngành Digital Marketing, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tại IDP Education để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm:
Du học nên học ngành gì? Top các ngành dễ xin việc
Ngành khoa học dữ liệu học trường nào? TOP 15 trường HOT nhất
Top 9 ngành nghề có cơ hội việc làm cao khi du học
Du học ngành Phân tích dữ liệu: Xu hướng ngành và Triển vọng nghề nghiệp
Business Analyst (BA) là gì? Triển vọng nghề nghiệp của ngành BA
Bạn hãy tạo hồ sơ để khám phá nhiều tính năng tuyệt vời, bao gồm: gợi ý dành riêng cho bạn, xét duyệt hồ sơ nhanh chóng và nhiều hơn thế nữa!
Dive into our extensive collection of articles by using our comprehensive topic search tool.